Tín hiệu nào đến từ các thương hiệu du lịch Việt?
Theo đó, TP.HCM xếp thứ hạng 36 trong danh sách, Hà Nội đứng ở vị trí thứ 52. “Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực chính thúc đẩy du lịch trong suốt thập niên qua và được dự báo sẽ tiếp tục như vậy trong thập niên tới” - Euromonitor nhận định.
Những con số “biết nói”
Báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội tháng 10 (Tổng cục Thống kê) gần đây nhất cho hay, doanh thu du lịch lữ hành trong 10 tháng năm 2017 ước tính đạt 30,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước do lượng khách quốc tế và du lịch trong nước tiếp tục tăng.
Những con số này đã khẳng định sự tăng trưởng đáng ghi nhận của ngành công nghiệp không khói qua các năm, đồng thời thể hiện được nhu cầu nâng cao đời sống của người dân dần tăng lên, đặc biệt các dịch vụ dành cho bản thân, giải trí tinh thần đang được đặt lên hàng đầu.
Dự báo tình hình du lịch thế giới năm 2017 và năm 2018 - Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Phi có mức tăng trưởng tốt hơn các khu vực khác |
Sức hút của ngành du lịch, khách sạn
Theo báo cáo thị trường Quý 3/2017 của Savills, tổng cung thị trường tại TP.HCM có hơn 16.400 phòng. Công suất phòng phân khúc 4 và 5 sao trung bình đạt 66%, tăng 1% theo quý và theo năm. Tại Hà Nội, tổng nguồn cung khách sạn đạt khoảng 9.840 phòng.Công suất phòng tăng 7% theo năm.
Cũng theo báo cáo này, dự kiến trong 3 năm tới, sẽ có 17 dự án khách sạn mới tại TP.HCM và 36 dự án tại Hà Nội, trong đó sẽ cung cấp hơn 3.600 phòng tại TP.HCM. Một nửa trong số đó thuộc phân khúc sang trọng, góp phần nâng cao giá trị cho ngành du lịch Việt Nam.
“Đi trước đón đầu”, các doanh nghiệp du lịch trong nước đã nỗ lực đa dạng hóa các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm - dịch vụ, nghiên cứu các sản phẩm mới, đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng những chiến lược cụ thể về giá cả, chính sách kinh doanh… để thu hút thị trường, phân khúc khách hàng tiềm năng. Hiện nay, khá nhiều công ty du lịch nội địa, đặc biệt là các đơn vị niêm yết trên sàn chứng khoán, đã tăng trưởng nhanh chóng và đạt được những kết quả kinh doanh ấn tượng.
Báo cáo khảo sát ngành Dịch vụ Khách sạn năm 2017 của Grant Thornton chia sẻ một thông tin đáng chú ý, giá phòng và lợi nhuận của các khách sạn và khu nghỉ dưỡng 4 - 5 sao ở miền Bắc, miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam Việt Nam năm 2016 tăng không đáng kể so với năm 2015. Theo đó, tổng quan giá phòng bình quân của các khách sạn cao cấp năm 2016 tăng 1,3%.
Mặc dù bình quân giá phòng tăng không cao, nhưng công suất phòng đều tăng so với năm trước. Theo đó, công suất thuê phòng tăng 5,6%. Dễ dàng lý giải về mức tăng trưởng này khi thời gian qua, du khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh. Cụ thể, chỉ trong tháng 10/2017 đạt 1,02 triệu lượt, tăng 5% so với tháng trước và tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2016. Đồng thời, thị trường khách du lịch nội địa cũng phát triển với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm rất tích cực. Tính chung 10 tháng năm nay, ước đạt 10,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 28,1% so với cùng kỳ năm trước và khách du lịch nội địa ước đạt 63,1 triệu lượt khách, trong đó có 30,5 triệu lượt khách lưu trú - một con số chưa bao giờ ấn tượng hơn!
CTCP Tập đoàn Khách sạn Đông Á (HOSE - Mã CK: DAH) được thành lập từ năm 2003. DAH hiện tại đang sở hữu một số khách sạn như Đông Á 1, Đông Á 2, Đông Á Plaza, Núi Cốc Đông Á Resort toàn bộ tại Thái Nguyên và Prime Hotel & Spa (Nha Trang). Với Đông Á Plaza (4 sao), gồm 103 phòng, từ khi đi vào hoạt động, khách sạn luôn phủ kín 60% công suất phòng, sau đó đã nâng tỷ suất sử dụng phòng lên 70% - 75% chỉ sau 1 năm hoạt động thông qua việc ký kết hợp đồng với các đối tác kinh doanh tour và các nguồn khách hàng ổn định.
Hay như CTCP Du lịch Thành Thành Công (HOSE - Mã CK: VNG) với ưu thế sở hữu những vị trí trung tâm ở các trọng điểm du lịch của Việt Nam - một trong những lợi thế rất lớn cho VNG về dài hạn. Trong báo cáo thường niên năm 2016, công suất phòng của các khách sạn trong hệ thống VNG ở mức trung bình 57%, trong đó TTC Hotel Premium - Đà Lạt đạt công suất tốt nhất khoảng 64%.
Ngày càng có nhiều khách trong và ngoài nước chọn lưu trú tại các khách sạn cao cấp của Việt Nam |
Tuy nhiên, theo kết quả mới nhất, tính đến 30.9.2017, công suất phòng của nhóm khách sạn 4 sao của VNG đã tăng lên 63%, trong đó TTC Hotel Premium - Michelia (Nha Trang) với 199 phòng đạt công suất tốt nhất 89%, có thời điểm còn khan hiếm phòng. Tiếp theo đó là TTC Hotel Premium - Ngọc Lan với 91 phòng đạt công suất 80% và TTC Hotel Premium - Đà Lạt gồm 78 phòng, đạt công suất 74%, cao hơn mức bình quân ngành.
Riêng về mảng khách sạn 3 sao trong hệ thống của VNG, công suất phòng cũng cao hơn hẳn so với mức bình quân ngành năm 2015 là 64%. Cụ thể, tính đến 30.9.2017, con số bình quân của nhóm này VNG đạt 70%. Tiêu biểu trong đó là TTC Hotel Deluxe - Airport (TP.HCM) luôn đạt mức 92%, tiếp theo đó là TTC Hotel Deluxe - Tân Bình (TP.HCM), công suất phòng đạt 83%.
Tín hiệu kinh doanh khả quan
Quý III/2017, DAH cho biết, lợi nhuận ròng chỉ đạt 2 tỷ đồng, giảm 71% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, với kết quả khởi sắc 6 tháng đầu năm, lũy kế 9 tháng DAH vẫn ghi nhận mức tăng trưởng 14% đạt 22 tỷ đồng.
Sau khi tăng vốn từ 130 tỷ đồng lên 752 tỷ đồng, VNG đã ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng cao kỷ lục. Doanh thu thuần đạt 583,6 tỷ đồng, gấp 2,7 lần cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế 9 tháng đạt hơn 37,5 tỷ đồng, vượt 7% kế hoạch năm, lợi nhuận riêng Công ty mẹ đạt 10,5 tỷ đồng cũng đồng thời vượt kế hoạch năm.Với mục tiêu tài chính năm 2017, doanh thu thuần 749 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 35,1 tỷ đồng, chỉ với9 tháng hoạt động, VNG đã thực hiện được 78% chỉ tiêu doanh thu nhưng đã vượt chỉ tiêu lợi nhuận.Theo đó, cổ phiếu VNG có thể xem là cổ phiếu dẫn đầu phân khúc này trên sàn niêm yết.
Bên cạnh các thuận lợi về hoạt động kinh doanh, tích sản của các công ty du lịchcũng là một trong các điểm mạnh. Không chỉ sở hữu chuỗi khách sạn, nghỉ dưỡng, khu vui chơi tại vị trí trung tâm ở các trọng điểm du lịch của Việt Nam như Phan Thiết, TP.HCM, Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ, Ninh Thuận…có giá trị sổ sách trên 1.000 tỷ đồng, hằng năm VNG đều nâng cấp, sửa chữa, đầu tư cơ sở vật chất để thu hút khách tham quan, lưu trú. Nếu xét về mặt giá trị thị trường, thì con số này có thể tăng gấp mấy lần so với giá trị thực tế.
Theo thống kê mới công bố của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Việt Nam đứng thứ 6 trong 10 nước tăng trưởng du lịch mạnh nhất thế giới nhất đầu năm 2017, và đứng đầu châu Á về tốc độ phát triển du lịch. Cộng thêm kết quả kinh doanh của ngành trong những năm gần đây cùng với những xu hướng, phân tích dự báo tương lai đã phần nào khẳng định triển vọng phát triển của ngành dịch vụ du lịch và khách sạn của Việt Nam.