Đối với hạn mức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 14% năm 2022 có xem xét điều chỉnh khi cần thiết. Hình ảnh minh họa: TL.
Tín dụng vào chứng khoán, bất động sản tiếp tục được kiểm soát chặt
Trước những tác động của tình hình thế giới và các chính sách tài chính tiền tệ của các nước đến nền kinh tế nước ta và tình hình nội tại của nền kinh tế trong nước, để thực hiện các mục tiêu đặt ra của chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định điều chỉnh các mức lãi suất, có hiệu lực từ ngày 23/9/2022. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước đã tăng 1% các mức lãi suất điều hành và nâng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VND) của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng (áp dụng với các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng).
Trong điều hành tín dụng, trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022 khoảng 6 - 6,5% và lạm phát khoảng 4% của Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Trong bối cảnh hiện nay việc duy trì công cụ hạn mức tín dụng là phù hợp, nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, qua đó góp phẩn kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô.
Về định hướng nhiệm vụ quan trọng thời gian tới, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết việc tập trung vào nhiệm vụ kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi kinh tế là mục tiêu quan trọng, cần ưu tiên.
Đối với hạn mức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 14% năm 2022 có xem xét điều chỉnh khi cần thiết. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, mục tiêu kiểm soát lạm phát là yêu cầu cao nhất.
Ngân hàng Nhà nước đang theo dõi giám sát, đánh giá kịp thời tình hình tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại, không chỉ cho năm 2022 mà còn tạo tiền đề kiểm soát tín dụng một cách hợp lý, phù hợp, hiệu quả cho năm 2023, được dự báo vẫn còn nhiều khó khăn. Tín dụng thời gian tới tiếp tục tập trung tín dụng vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, duy trì mức lãi suất cho vay theo quy định hiện hành đối với các lĩnh vực ưu tiên. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Nghị định 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh (Nghị định 31).
Cũng theo Phó Thống đốc, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, tổ chức các Hội nghị nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất, tuy nhiên cũng có những lý do khách quan, chủ quan, việc triển khai Nghị định 31 cần được tiếp tục nghiên cứu, quan tâm và có những điều chỉnh cần thiết. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kiểm soát tín dụng với các lĩnh vực rủi ro (bất động sản, chứng khoán...); Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc kinh doanh, mua bán trái phiếu của các tổ chức tín dụng theo quy định đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng; Tiếp tục triển khai các chương trình, chính sách tín dụng chính sách xã hội...
Có thể bạn quan tâm:
Ổn định mặt bằng lãi suất khá lâu sẽ tác động đến đến tỉ giá, có thể gây bất ổn kinh tế vĩ mô
Nguồn Theo Ngân hàng Nhà nước