"Tín dụng sẽ tăng nhưng phải đẩy nhanh tái cấu trúc"
Ông đánh giá thế nào về chính sách tiền tệ gần đây của Ngân hàng Nhà nước, cụ thể là việc cắtgiảm lãi suất để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trong thời gian qua?
Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ điều hành chính sách tiền tệ dựatheo điều kiện của thị trường và họ đã thực hiện điều này rất hiệu quả. Cơ quan này đã hạ lãi suấtmà không gây ra áp lực lên lạm phát. Trên thực tế thì lãi suất đã được hạ xuống song song với sựsuy giảm của lạm phát.
Hiện nay, lạm phát không còn là vấn đề cấp bách đối với nền kinh tế, mặc dù vẫn cần được quan tâmmột cách thường xuyên. Tuy nhiên, theo tôi, chính sách lãi suất đã được điều hành rất hiệuquả.
Về tỷ giá hối đoái, việc hạ giá tiền đồng gần đây là một động thái đáng chú ý. Có nhiều cách đểchính phủ có thể phản ứng lại với áp lực của thị trường. Tuy nhiên, trên thực tế thì đồng tiền củahầu hết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều mất giá khá mạnh so với đồng USD trong vòng 1tháng qua.
Việc Ngân hàng Nhà nước chỉ hạ giá tiền đồng ở mức 1% so với đồng USD thể hiện niềm tin của ngườidân vào tiền đồng còn khá cao nếu so sánh tương quan với một số đồng tiền khác. Ngay cả với độngthái hạ giá vừa rồi, chúng ta có thể thấy niềm tin của người dân vào tiền đồng hiện nay đã được cảithiện nhiều so với thời điểm cách đây 1 đến 2 năm. Và đây là một thành công trong công tác điềuhành của Ngân hàng Nhà nước.
Theo ông có nên bỏ trần lãi suất trong thời điểm hiện nay?
Theo tôi, trong một thị trường mở, không có việc trần lãi suấtđược ấn định cho các tổ chức tín dụng. Và tôi nghĩ rằng Việt Nam cũng nên áp dụng chính sách này ởmột thời điểm thích hợp và Ngân hàng Nhà nước sẽ quyết định khi nào là thời điểm thích hợp.
Về thị trường lãi suất, chúng ta có thể thấy lãi suất đã hạ đến 8% kể từ mức đỉnh và đây là một sựthay đổi lớn. Theo Ngân hàng Nhà nước thì chính sách tiền tệ sẽ được điều hành dựa theo điều kiệncủa thị trường.
Rõ ràng, Ngân hàng Nhà nước hiện đang muốn thúc đẩy tăng trưởng. Và tôi cho rằng thị trường lãisuất đang có tính chất hỗ trợ cho nỗ lực này. Tuy nhiên, lãi suất không phải thứ duy nhất có thểkích thích tăng trưởng, vẫn còn rất nhiều vấn đề khác đòi hỏi không chỉ Ngân hàng Nhà nước mà cảnền kinh tế phải chung tay giải quyết để có thể thúc đẩy tăng trưởng.
Theo ông, liệu Việt Nam có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% trong năm nay haykhông, vì 6 tháng đầu năm tín dụng tăng thấp?
Thường thì nền kinh tế sẽ tăng tốc về nửa cuối của năm, tăngtrưởng của 2 quý đầu tiên sẽ chậm hơn so với 2 quý còn lại. Chúng ta có thể thấy tốc độ tăng trưởngtín dụng đang ngày càng gia tăng. Theo tôi, khi chúng ta nhìn vào sự khác biệt giữa tăng trưởng tíndụng bằng tiền VND và USD, tăng trưởng tín dụng bằng VND khá cao do tín dụng bằng đồng USD suy giảmvà đó là chủ ý của Ngân hàng Nhà nước khi mà họ muốn tăng cường việc sử dụng tiền đồng trong nềnkinh tế.
Theo tôi, về tổng thể thì việc này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế,tín dụng cho nền kinh tế đã suy giảm và điều này nói lên nhiều điều, đó là thực trạng của ngànhngân hàng với các khoản cho vay không hiệu quả, đó là vấn đề về nguồn cầu khi niềm tin của cácdoanh nghiệp trong nước còn hạn chế trong bối cảnh thị trường nội địa thiếu niềm tin để kích thíchđầu tư.
Tôi cho rằng, việc tái cấu trúc phải làm thật nhanh, nếu không, mọi sự chờ đợi sẽ ảnh hưởng tớiniềm tin, tới tăng trưởng tín dụng.
Vậy, theo ông nền kinh tế Việt Nam trong 6 tháng cuối năm sẽ diễn ra như thế nào?
Như tôi đã nói, tăng trưởng kinh tế có xu hướng gia tăng sau mỗiquý. Có thể thấy rằng tăng trưởng của quý 2 đã cao hơn so với quý 1 và chúng tôi kỳ vọng nền kinhtế sẽ tăng trưởng nhanh hơn nữa trong quý 3 và quý 4.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm nay có thể sẽ thấp hơn so với dự báo chúng tôi đưara hồi đầu năm. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) gần đây cũng hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam xuống5,2%, chỉ cao hơn một chút so với năm ngoái. Đây là một kết quả hơi buồn khi nền kinh tế vẫn chưathể tăng tốc.
Nguồn Vietnamplus