Tiểu thương TP HCM điêu đứng vì đại công trường metro
Mở cửa hàng bán kính, thiết bị máy ảnh trên đường Nguyễn Huệ hơn 20 năm nay, bàCúc chưa bao giờ thấy ế ẩm như những tuần qua. Công việc bấy lâu thuận lợi bởi cửa hàng tọa lạctrên con phố sầm uất bậc nhất trung tâm Sài Gòn, người mua chủ yếu là khách du lịch nên rất chịuchi.
Từ 21/7, cơ quan chức năng quyết định rào chắn phần lớn không gian của tuyếnđường này, phía giáp với đường Lê Thánh Tôn, cùng với một diện tích tương tự trên đường Lê Lợi đểxây dựng ga ngầm Nhà hát Thành phố - nhà ga đầu tiên trong tuyến tàu điện (metro) số một của TP HCM(Bến Thành - Suối Tiên).
Đoạn đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi bị rào chắn để thi công nhà ga. |
Công trình nằm dưới lòng đất, nhưng để đảm bảo an toàn đơn vị thi công cho ràochắn tuyến đường phía trên. Điều này đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh, buôn bán, khi nơiđây tập trung những khu thương mại sầm uất như Thương xá Tax, tòa nhà Opera View, Union Square(Vincom Center) khách sạn Rex và hàng loạt tiệm nhỏ vốn rất hút khách lâu nay.
Nhìn những hàng rào bằng tôn cao 2-3m trước mặt, bà Cúc cho biết mấy tuầnnay đã mất ăn mất ngủ với những "lô cốt" này vì dù không chiếm hết lòng đường, nó vẫn khiến kháchhàng ngại lui tới. "Nửa tháng nay, khách của tôi phải giảm tới 80%", bà Cúc vừa nói vừa chỉ vàocuốn sổ ghi chép mỗi ngày vẫn đặc kín 2 trang khi trước, nay chỉ còn nguệch ngoạc vàidòng.
"Nhìn đâu xa, ngay khúc rẽ từ đường Lê Thánh Tôn vào NguyễnHuệ, người ta bịt kín rồi treo biển 'Hết đường đi'. Khách Tây không biết lối vào nên mỗi ngày cửahàng chỉ còn vài khách quen ghé qua", bà Cúc than thở.
Nhiều tiểu thương ở đây đã rủ nhau treo biểnthông báo"Các hộ kinh doanh vẫn giao dịch bình thường, xin mời quý khách đi xe vào" ngay đầu đường, nhưngtình hình không mấy khả quan.
Đoạn chắn ngang giữa lối rẽ Lê Thánh Tôn và Nguyễn Huệ. Ảnh:HồngChâu. |
Bà Cúc cho biết do vị trí đẹp trước đây giá thuê mặt bằng cửa hàng lên tớicả trăm triệu đồng mỗi tháng. Cộng với đó là tiền lương cho 10 nhân viên, chi phí điện nước cũnggần trăm triệu. Nửa tháng nay, khi doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, bà đang đề nghị chủ nhà chogiảm giá thuê nhưng chưa được chấp thuận.
"Ban quản lý dự án không thấy hỗ trợ gì. Nếu tình trạng này kéo dài, giá thuê mặtbằng không giảm có lẽ tôi buộc phải ngưng bán ở đây để chuyển đi nơi khác. Nhưng nếu vậy, chắc chắnsẽ mất khách quen nên giờ vẫn chưa biết xoay xở ra sao", bà nói.
Ông Vi - chủ cửa hàng bán tranh vẽ cũng đứng ngồi không yên khi lượng khách giảmtrên 50%."Cả ngày nay không có khách, sốt ruột quá nên tôi phải đứng ra trước cửa ngóngvà mời chào nhưng không ăn thua. Tranh vẽ lại khá kén khách, một bức 800.000-900.000 đồng nên ngườimua chủ yếu là khách Tây. Che chắn thế này thì nguy cơ thua lỗ là rất cao", ông Vi nói.
Để giám bớt gánh nặng, gần đây ông chủ tiệm tranh đã cho hầu hết nhân viênnghỉ việc, chỉ giữ lại một người để duy trì và cầm cự. Có ngày không bán được món hàng nào, toàn bộchi phí điện nước cũng như nhân công ông phải tự bù đắp.
Tấm biển thông báo của các hộ kinh doanh khu vực đường Lê Thánh Tôn và NguyễnHuệ. |
Tại dãy cửa hàng quần áo cao cấp, đồ lưu niệm đối diện Thương xá Tax, chịNgọc, nhân viên bán hàng cho biết lượng khách trong khoảng 3 tuần qua giảm khoảng 40%, dù đã cốgắng kéo dài thời gian mở cửa.
Việc thi công nhà ga cũng khiến cơ quan quản lý phải cấm, hạn chế đỗ xe tại mộtsố tuyến đường như trước cửa Trung tâm thương mại Union Square với hai mặt tiền giữa giao lộ NguyễnHuệ - Lê Lợi. Tại nhà Opera View, khách không thể gửi xe vào hầm do đường lưu thông tại đây bị ràochắn.
Trao đổi với VnExpress, ông Lê Khắc Huỳnh, Phó ban thường trực Ban quảnlý đường sắt đô thị TP HCM cho biết, thay vì thi công nhà nga Bến Thành (là trung tâm kết nối cáctuyến) trước, ban quản lý chọn thi công ga Nhà hát Thành phố để hợp nhất thời gian nâng cấp đườngNguyễn Huệ và xây dựng tượng đài Bác Hồ trong năm 2015.
Việc thi công nhà ga phải đến 30/4/2015 mới kết thúc. |
Việc các công trình che chắn rào cao, thậm chí một số khu vực cấm lưu thông là vìcơ quan quản lý muốn đảm bảo an toàn, tránh va chạm giữa công trình thi công với hộ kinh doanh vàngười dân. Một số tuyến đường cũng đã chừa lối đi cho xe máy và khách bộ hành. Các hộ kinh doanhphải chịu thiệt thòi là điều khó tránh.
"Chúng tôi cũng day dứt về tình trạng khó khăn của các hộ kinh doanh, đang tìmgiải pháp tháo gỡ nhưng vì bộ mặt của thành phố nên rất mong các hộ kinh doanh thông cảm", ôngHuỳnh nói thêm.Theo ông Huỳnh, dự án ga Nhà hát Thành phố đến 30/4/2015 sẽ kếtthúc.
Công trình ga ngầm đầu tiên (ga Nhà hát Thành phố) của tuyến metro Bến Thành -Suối Tiên gồm 4 tầng ở độ sâu 40 m dưới lòng đất. Theo thiết kế tuyến metro số 1 có lộ trình dài gần 20 km, đi qua các quận 1, 2,9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương). Trong đó, khoảng 2,6 km đi ngầm (3 nhàga) và hơn 17 km trên cao (11 nhà ga). Trong đó, đoạn ngầm có 3 nhà ga, dài 2,6 km bắt đầu từ ga số 1 (khu vực vòng xoayQuách Thị Trang trước chợ Bến Thành) đi qua bên hông Nhà hát Thành phố rồi qua trụ sở công ty Điệnlực Sài Gòn, theo đường Nguyễn Siêu, qua Fafilm đến khu vực nhà máy Ba Son. Từ sau ga số 3 (ga Ba Son), tuyến chuyển sang đi trên cao với 11 nhà ga. Đoạn đitrên cao bắt đầu từ phía Bắc khu vực Ba Son, vượt đường Nguyễn Hữu Cảnh băng qua khu vực Văn Thánh,Tân Cảng rồi chạy dọc xa lộ Hà Nội đến Suối Tiên (ga số 14). Sau đó tuyến sẽ rẽ phải vào Depot LongBình và kết thúc hành trình. |
Hồng Châu - Thanh Viên
Nguồn VnExpress