Thanh Hương Thứ Sáu | 14/09/2018 08:17

Tiền về với "vua cá" Dương Ngọc Minh

Sau thời gian dài chìm trong thua lỗ và nợ nần kéo dài, ánh sáng cuối đường hầm đang le lói trở lại với vua cá Hùng Vương

Tiền quay trở lại

Vừa qua, cổ phiếu của Thủy sản Hùng Vương đã tăng hơn 70% trong vòng 2 tháng qua, kéo giá trị tài sản của đại gia Dương Ngọc Minh tăng lên tương ứng. Trong phiên giao dịch ngày 10.9.2018, cổ phiếu Hùng Vương tiếp tục tăng mạnh 5,91% lên 4.120 đồng/cổ phiếu.

Đây là phiên tăng thứ 3 liên tiếp tăng trần. Điều này khác với tình hình kinh doanh của Hùng Vương. Từ đầu năm đến nay, ngoài doanh thu đầu năm tăng trưởng khá và có lợi nhuận thì hầu như các tháng gần đây Hùng Vương đều thua lỗ. Trong báo cáo Tài chính 6 tháng, công ty lỗ thêm 115 tỉ đồng, lỗ sau thuế tăng lên 379,8 tỉ đồng.

Tình hình tài chính của Hùng Vương có nhiều biến động trong thời gian qua. Doanh thu thuần của công ty bị điều chỉnh giảm từ mức 5.281 tỉ đồng xuống còn 4.993 tỉ đồng. Trong khi đó, phần lợi nhuận từ công ty liên kết, liên doanh lại đổi từ lãi hơn 11 tỉ đồng thành lỗ 11 tỉ đồng. Thêm vào đó, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng vọt hơn 56 tỉ đồng so với báo cáo tự lập. Lỗ lũy kế của Hùng Vương theo đó tăng lên mức 697,3 tỉ đồng.

Tính tới thời điểm hiện tại, Hùng Vương đã tăng giá tới 70,25% so với mức đáy 2.420 đồng của ngày 5.7. Theo đó, chỉ trong vòng hơn 2 tháng, tài sản của ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Thủy sản Hùng Vương đã tăng 147,7 tỉ đồng, đạt gần 358 tỉ đồng.

Điểm sáng từ thị trường Mỹ

Trong khi đó, thị trường chứng khoán lại không mấy khởi sắc trong nhiều phiên giao dịch. Trong phiên 10.9, số mã giảm trên sàn HSX vẫn tiếp tục giữ ưu thế so với số mã tăng. Cụ thể, 152 mã giảm so với 132 mã tăng giá trên sàn này.

Một tin vui cho ngành thủy sản Việt Nam nói chung và Hùng Vương nói chung là kết quả thuế chống bán phá giá với cá tra Việt Nam trong giai đoạn xem xét hành chính lần thứ 14 (POR14) giảm mạnh so với đợt xem xét trước.

Tien ve voi
 


Trong khi đó, các công ty khác có mức thuế cáo hơn Hùng Vương, chẳng hạn như công ty Nha Trang Seafood là 1,37 USD/kg. Mức thuế CBPG bình quân cho các công ty còn lại là 0,41 USD/kg. Theo các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, mức thuế mới này thấp hơn rất nhiều so với kết quả cuối cùng của POR13 năm ngoài là 3,87USD/kg. Hùng Vương đang có lợi thế đẩy mạnh cá tra vào thị trường Mỹ hơn các doanh nghiệp khác.Cụ thể, trong giai đoạn xuất khẩu từ 1.6.2016 đến 31.7.2017, công ty cổ phần Hùng Vương có mức thuế CBPG là 0. Đây là mức thuế tôt và là lợi thế để Hùng Vương đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Năm ngoái, chính mức thuế CBPG từ thị trường Mỹ đã khiến Hùng Vương ngừng cung cấp cá tra vào thị trường này.

Với nhiều cố gắng từ đầu năm đến nay như bán đất, bán dự án nuôi heo, bán công ty con đang tăng trưởng tốt… để giảm lỗ và trả nợ ngân hàng. Liệu ánh sáng đang le lói có đủ cứu vãn hào quang một thời của Vua cá?