Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành: NHNN dùng sở hữu chéo để tái cấu trúc NHTM yếu kém
Tại buổi Tọa đàm "Nhìn lại điều hành chính sách của NHNN 2011 - 2013 những kếtquả và thách thức" do NHNN đã tổ chức sáng nay (ngày 30/10) khi nói về mục tiêu duy trì ổn định củahệ thống tín dụng của NHNN trong thời gian qua, tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành - Giám đốc Chương trìnhgiảng dạy kinh tế Fulbrigh cho rằng, điều này thể hiện ở 3 khía cạnh: Đảm bảo tính thanh khoản củahệ thống ngân hàng; tái cơ cấu ngân hàng yếu kém và xử lý nợ xấu.
: Theo ông Thành nếu như thời kỳ năm 2011 thanh khoản của các ngân hàng gặp khó khănthì đến nay đã được cải thiện đáng kể.
"Mức lãi suất tuyệt đối trên thị trường liên NH đã giảmxuống, những đợt căng thẳng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng và cuộc chạy đua lãi suất huyđộng giữa các ngân hàng đã không còn nữa. Đồng thời việc chênh lệch lãi suất cao nhất và thấp nhấtkhi huy động tiền gửi của dân cư đã giảm xuống đáng kể. Điều này chứng tỏ thanh khoản của hệ thốngtín dụng đã ổn định" - Ông Thành nói.
Ông Thành đồng ý rằng việc tái cấu trúc các NHTM yếukém sẽ giúp hệ thống ổn định hơn và tránh đổ vỡ; tuy nhiên quá trình này diễn ra kháchậm.
"Đáng lo ngại là chúng ta đang dùng sở hữu chéo hoặc khôngthay đổi hoặc tăng tính phức tạp về sở hữu chéo để tái cấu trúc ngân hàng".
Trong Đề án ban đầu của NHNN có nêu "tái cấu trúc để xử lýsở hữu chéo"; tuy nhiên trên thực tế thì dường như các biện pháp lại khuyến khích ngược "dùng sởhữu chéo để xử lý các NHTM yếu kém".
Ông Thành lấy dẫn chứng: NHNN vẫn phải chấp nhận nhữngtrường hợp ngoại lệ sở hữu vượt quy định; Các doanh nghiệp nhà nước tham gia sở hữu sâu hơn vàoNHTM và kể cả doanh nghiệp phi tài chính cũng tham gia sở hữu ngân hàng…
"Về ngắn hạn điều này sẽ giúp NHNN tái cơ cấu hệ thống ngânhàng nhưng về lâu dài sẽ lại khiến NHNN khó khăn hơn trong giám sát, kiểm soát hệ thống" - ÔngThành khuyến cáo.
Nguyên tắc là không dùng nguồn lực thực từ nhà nước. Điều đó đồng nghĩa với việcnếu không có nhà đầu tư mới hay góp vốn thêm từ các cổ đông hiện thì các tổ chức tín dụng sẽ phảidùng lợi nhuận trong tương lại để xóa nợ xấu… hệ quả là điều đó sẽ khiến cho tăng trưởng của nềnkinh tế bị chậm lại.
Chính vì thế ông Thành đặt câu hỏi: Phải chăng chính sáchđang yêu cầu các NHTM phải có lợi nhuận trong tương lai để xử lý nợ xấu? Sức ép về lợi nhuận đã đẩychênh lệch huy động và cho vay lên cao (6% theo tính toán sơ bộ của ông Thành)? Và điều đó vô hìnhdung đã đẩy tín dụng vào tình cảnh tăng trưởng chậm như hiện nay?
Nguồn CafeF, Tri thức trẻ