Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục lựa chọn các nền tảng số xuất sắc để hỗ trợ doanh nghiệp. Ảnh: VCCI
Tỉ trọng đóng góp của kinh tế số trong GDP Việt Nam tiếp tục tăng
Báo cáo mới đây của Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, tỷ trọng đóng góp của kinh tế số trong GDP tiếp tục tăng. Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP đến hết 6 tháng đầu năm 2022 ước tính là 10,41% (năm 2021 là 9,6%). Thời điểm này Việt Nam có khoảng 67.300 doanh nghiệp công nghệ số, tăng gần 3.500 doanh nghiệp so với tháng 12/2021.
Báo cáo cũng cho biết thời gian qua đã có hàng trăm ngàn doanh nghiệp tiếp cận nền tảng chuyển đổi số, trong đó có hơn 16.000 doanh nghiệp sử dụng các giải pháp do các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp. Năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục lựa chọn các nền tảng số xuất sắc để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số. Mục tiêu đặt ra là hỗ trợ 30.000 doanh nghiệp sử dụng nền tảng để chuyển đổi số, từ đó thúc đẩy kinh tế số và chuyển đổi số quốc gia.
Có hơn 16.000 doanh nghiệp sử dụng các giải pháp do các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp. Ảnh: VCCI |
Theo số liệu do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam cung cấp (VINASA), tại Việt Nam hiện nay có hơn 90% doanh nghiệp không biết cách làm như thế nào để chuyển đổi số, 72% doanh nghiệp không biết bắt đầu chuyển đổi số từ đâu, 69% doanh nghiệp không biết chọn giải pháp nào, nhà cung cấp nào uy tín để hỗ trợ chuyển đổi số nhanh chóng, hiệu quả. Theo khảo sát của Cisco, hiện các doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều rào cản trong quá trình chuyển đổi số. Cụ thể 17% thiếu kỹ năng số và nhân lực, 16,7% thiếu nền tảng công nghệ thông tin, 15,7% thiếu tư duy kỹ thuật số, ngoài ra còn các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp.
Ngoài ra, Việt Nam có 2 mảng hạ tầng còn yếu để chuyển đổi số, đó là hạ tầng thiết bị công nghệ thông tin. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam trong vài năm gần đây đã rất nỗ lực, tập trung đầu tư nghiên cứu và cho ra những sản phẩm công nghệ đầu, cuối Make in Vietnam nhằm làm chủ công nghệ và phục vụ thị trường trong nước, tiến tới xuất khẩu. Và cuối cùng, hạ tầng nhân lực công nghệ thông tin là lĩnh vực Việt Nam cần chú trọng trong thời gian tới để có nguồn nhân lực số đáp ứng được cả về chất lượng cao lẫn số lượng.
Bộ Thông tin -Truyền Thông cũng vừa công bố kết quả Chỉ số chuyển đổi số năm 2021, trong đó, TP.HCM tăng 2 bậc so với năm 2020, vươn lên đứng thứ 3 toàn quốc về Chỉ số chuyển đổi số.
Có thể bạn quan tâm: