
Hình ảnh minh họa: Quý Hòa.
Tỉ lệ đòn bẩy tài chính toàn thị trường giảm dần từ quý I
Theo ước tính của Công ty Chứng khoán VNDirect, tổng lợi nhuận ròng của các công ty niêm yết trên ba sàn (HOSE, HNX, UPCOM) trong quý III/2022 đã tăng 17,4% so với cùng kỳ, cao hơn so với quý II/2022 nhưng vẫn thấp hơn một chút so với đà tăng của quý III/2021.
![]() |
Cũng theo ước tính của VNDirect, trong 9 tháng đầu năm 2022, lợi nhuận ròng toàn thị trường tăng 21,4% so với cùng kỳ.
Lợi nhuận ròng của các ngân hàng niêm yết tăng mạnh 59,2% so với cùng kỳ trong quý III/2022 nhờ lợi nhuận ròng của BIDV phục hồi (tăng 158% so với cùng kỳ), chiếm 12% ngành Ngân hàng. Cùng với đó là áp lực dự phòng giảm.
Ngành bất động sản ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận ròng quý III/2022 tăng 42,5% so với cùng kỳ, lần đầu tiên kể từ quý III/2021, nhờ lợi nhuận ròng của KBC (1.919 tỉ đồng) và VIC (1.947 tỉ đồng) tăng mạnh trong quý III, so với mức âm lần lượt 68 tỉ đồng/351 tỉ đồng trong quý III/2021.
Lợi nhuận ròng ngành vận tải (cảng biển và logistics) tiếp tục xu hướng tăng kể từ quý I/2022 (+33,1% so với cùng kỳ), quý II/2022 (+116,6% so với cùng kỳ) và quý III/2022 (+340,6% so với cùng kỳ). Doanh nghiệp đóng góp nhiều nhất là ACV (sân bay), đạt 2.397 tỉ đồng lợi nhuận ròng quý III/2022 (so với khoản lỗ 855 tỉ đồng trong quý III/2021). Ngân hàng, bất động sản và vận tải đã cùng nhau đóng góp 30,4% vào tăng trưởng lợi nhuận ròng quý III/2022 của toàn thị trường.
Trong khi đó, ở chiều ngược lại các công ty sản xuất thép niêm yết đã ghi nhận khoản lỗ gần 4.500 tỉ đồng trong quý III/2022 do chi phí hàng tồn kho cao, giá bán thấp và lỗ tỉ giá tăng. Còn lợi nhuận ròng các công ty chứng khoán đã sụt giảm mạnh 68,1% so với cùng kỳ trong quý III/2022, do thanh khoản thị trường chứng khoán giảm 40,9% so với cùng kỳ trong quý III/2022 và thị trường trái phiếu doanh nghiệp hứng chịu tâm lý tiêu cực sau nhiều đợt vi phạm.
![]() |
VNDirect ước tính tổng dư nợ của các doanh nghiệp niêm yết giảm 0,9% so với quý trước, nhưng tăng 7,7% so với cùng kỳ. |
Số liệu từ VNDirect cũng cho thấy biên lợi nhuận gộp quý III/2022 toàn thị trường (ngoại trừ ngân hàng) giảm đáng kể xuống 15,5% từ 19,7% trong quý III/2021. Tỉ lệ đòn bẩy của thị trường (ngoại trừ ngân hàng) đã giảm dần kể từ quý I/2022.
VNDirect ước tính tổng dư nợ của các doanh nghiệp niêm yết giảm 0,9% so với quý trước, nhưng tăng 7,7% so với cùng kỳ. Làn sóng mua lại trái phiếu doanh nghiệp trong 3 tháng qua có thể phần nào giải thích cho sự sụt giảm này. Theo đó, chi phí sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp niêm yết giảm xuống 5,8% trong quý III/2022 từ mức 6,1% trong quý II/2022, nhưng vẫn cao hơn mức trung bình năm 2021 là 5,5%.
Có thể bạn quan tâm
Dòng vốn từ thị trường Đài Loan liên tục chảy vào chứng khoán Việt