Thủy sản Mekong có nguy cơ hủy niêm yết
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM vừa có thông báo về việc đưa cổ phiếu AAM của CTCP Thủy sản Mekong vào diện cảnh báo và khả năng bị hủy niêm yết do vốn điều lệ còn khoảng 99 tỷ đồng, thấp hơn mức tối thiểu 120 tỷ đồng của doanh nghiệp được niêm yết trên HSX.
Hiện tại có 1 năm để công ty này tiến hành điều chỉnh lại vốn nếu vẫn muốn ở lại HSX, tuy nhiên, công ty đã tự đưa mình vào thế bất lợi khi cổ phiếu AAM bị đưa vào diện bị cảnh báo vì vấn đề vốn điều lệ.
Theo môi giới, có 2 kịch bản cho AAM. Hoặc đây là bước đệm để Thủy sản Mekong tái cơ cấu, tạm hủy niêm yết chờ cơ hội tái xuất như nhiều doanh nghiệp vẫn thường thực hiện hoặc cũng có thể Thủy sản Mekong đi ngược lại xu thế, trở thành một trong số ít doanh nghiệp sẽ chuyển sàn sang giao dịch tại Sở GDCK Hà Nội.
Xét về kết quả kinh doanh, nửa đầu năm 2018 doanh thu Thủy sản Mekong giảm 14% so với cùng kỳ, còn hơn 110,2 tỷ đồng. Tuy nhiên nhờ tiết giảm chi phí giá vốn và các loại chi phí bán hàng khác nên lợi nhuận sau thuế tăng đột biến gần gấp 5 lần cùng kỳ, đạt trên 6,66 tỷ đồng.
Xét về giá cổ phiếu, dù liên tục biến động lên xuống, nhưng xét về tổng thể AAM đã tăng 13% so với thời điểm đầu năm 2018, lên mức 11.200 đồng/cổ phiếu (giá đã điều chỉnh).
Cả về kết quả kinh doanh và giá cổ phiếu đều có thông tin tốt, vậy việc Thủy sản Mekong giảm vốn điều lệ sẽ đưa cổ phiếu này đi theo kịch bản nào? Một điều chắc chắn, Thủy sản Mekong hiểu rõ "luật" của HoSE trước khi giảm vốn điều lệ.
Hiện tại, có 1 năm để Thủy sản Mekong tiến hành điều chỉnh lại vốn nếu vẫn muốn ở lại HoSE, tuy nhiên công ty đã tự đưa mình vào thế bất lợi khi cổ phiếu AAM bị đưa vào diện bị cảnh báo vì vấn đề vốn điều lệ.
Kế hoạch kinh doanh năm 2018 của Thủy Sản Mekong vẫn khá ổn định với 220 tỷ đồng doanh số, lợi nhuận trước thuế ước đạt 5 tỷ đồng, ước tính sản lượng đạt 5.000 tấn.
Cũng có thể, đây là bước đệm để Thủy sản Mekong tái cơ cấu, tạm hủy niêm yết chờ cơ hội tái xuất như nhiều doanh nghiệp vẫn thường thực hiện.