Mặc dù trong thời gian vừa qua, giá bán tôm nguyên liệu có xu hướng giảm và tác động của dịch bệnh khiến người nuôi do dự cho vụ tôm cuối năm.

 
Vũ Hoài Thứ Năm | 28/10/2021 13:30

Thủy sản đón sóng phục hồi

Triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp thủy sản được đánh giá tích cực trong quý IV nhờ sự phục hồi của sản xuất và thị trường xuất khẩu.

Bức tranh kinh tế vĩ mô quý III mặc dù khá ảm đạm do ảnh hưởng của làn sóng COVID-19 lần thứ 4 nhưng vẫn có nhiều điểm sáng. Một trong số đó là tăng trưởng về xuất khẩu. Bất chấp tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, kim ngạch xuất khẩu từ đầu năm vẫn tăng trưởng gần 25% so với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu tiếp tục được kỳ vọng tăng trưởng tốt trong quý IV/2021 và năm 2022 nhờ dịch bệnh đang được đẩy lùi và nhu cầu quốc tế hồi phục mạnh mẽ, qua đó tạo ra nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Bên cạnh những nhóm hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI như điện thoại và linh kiện, máy vi tính, máy móc thiết bị, rất nhiều nhóm hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp nội địa như hàng dệt may, da giày, gỗ, sắt thép, thủy sản cũng có sự tăng trưởng.

Bộ phận Phân tích của Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco Research) cho rằng nhóm ngành xuất khẩu sẽ hồi phục tích cực trong giai đoạn tái thiết nền kinh tế hậu đại dịch khi triển vọng tăng trưởng đến từ sự khởi sắc của hoạt động sản xuất sau gián đoạn chuỗi cung ứng trong làn sóng COVID-19 lần thứ 4.

Cùng với đó là nhu cầu toàn cầu tăng nhanh đến từ các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Mỹ, EU cùng với việc tham gia sâu rộng vào các hiệp định thương mại tự do toàn cầu như EVFTA, UKVFTA... “Chúng tôi đánh giá xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng trưởng 2 con số trong các tháng cuối năm 2021 và 2022”, báo cáo của Agriseco Research nhận định.

Đối với ngành thủy sản, dịch bệnh tại các tỉnh, thành phía Nam, khu vực trọng tâm của thủy sản Việt Nam (chiếm 90-95% kim ngạch xuất khẩu thủy sản toàn quốc) ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất, chế biến. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản trong tháng 8 giảm gần 28% so với cùng kỳ (kim ngạch 588 triệu USD). Sản phẩm xuất khẩu chính như tôm, cá tra, cá ngừ, mực, bạch tuộc, cua ghẹ giảm từ 20-33% trong tháng này. Các thị trường xuất khẩu như Mỹ và châu Âu đều giảm từ 16-50%.

Theo Agriseco Research, giá cá tra, giá tôm đã có tín hiệu tạo đáy và dần hồi phục sau chu kỳ giảm. Trong đó, giá cá tra có xu hướng phục hồi sớm hơn và mạnh mẽ hơn so với giá tôm trong thời gian vừa qua nhờ nhu cầu đơn hàng rất lớn, đặc biệt từ thị trường Mỹ.

Agriseco Research đánh giá ngành thủy sản đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất vào năm 2019, 2020 và kéo dài tới hết quý III/2021 bởi làn sóng COVID-19. Với những tín hiệu tốt từ việc kiểm soát dịch bệnh và tỉ lệ tiêm vaccine tăng cao, đặc biệt là khu vực miền Nam sẽ giúp cho triển vọng xuất khẩu thủy sản quý IV/2021 phục hồi và tăng trưởng mạnh trở lại trong năm 2022.

Đồng quan điểm, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng trong ngắn hạn, hoạt động sản xuất và chế biến của doanh nghiệp tại khu vực phía Nam được kỳ vọng sẽ dần hồi phục. Đây sẽ là thời điểm chuẩn bị cho các đơn hàng lớn trong mùa cuối năm. Đặc biệt đối với các thị trường đầu ra tại Mỹ và châu Âu có xu hướng hồi phục trở lại khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn nhờ tỉ lệ tiêm vaccine tăng, có thể kỳ vọng trong các tháng cuối năm kim ngạch xuất khẩu sẽ phục hồi. Tuy nhiên, rủi ro vẫn gắn liền với các biện pháp giãn cách xã hội tại các tỉnh phía Nam gây thiếu hụt lao động, nhà máy hoạt động không đạt công suất tối đa.

Mặc dù trong thời gian vừa qua, giá bán tôm nguyên liệu có xu hướng giảm và tác động của dịch bệnh khiến người nuôi do dự cho vụ tôm cuối năm.
Mặc dù trong thời gian vừa qua, giá bán tôm nguyên liệu có xu hướng giảm và tác động của dịch bệnh khiến người nuôi do dự cho vụ tôm cuối năm.

Theo VASEP, nhu cầu nhập khẩu cá tra tại nhiều thị trường như Mỹ, Brazil, Mexico... bắt đầu tăng tích cực trở lại. Ngoài ra, giá xuất khẩu cá tra đang có xu hướng tốt hơn bình thường. Tôm xuất khẩu cũng được kỳ vọng phục hồi trong quý tới nhờ giá bán tăng trở lại do thiếu hụt nguồn cung từ Ấn Độ và Indonesia.

Mặc dù trong thời gian vừa qua, giá bán tôm nguyên liệu có xu hướng giảm và tác động của dịch bệnh khiến người nuôi do dự cho vụ tôm cuối năm. Tác động từ người nuôi phần nào sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung tôm nguyên liệu cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, theo KBSV, đây cũng được coi là cơ hội cho các doanh nghiệp có tỉ trọng lớn nguồn tôm nguyên liệu từ việc tự nuôi như Thực phẩm Sao Ta.

KBSV nhận định tích cực trong quý IV/2021 với ngành thủy sản, nhờ các thị trường xuất khẩu lớn có xu hướng hồi phục sau đại dịch và giá xuất khẩu đang diễn biến tích cực gần đây. Cụ thể hơn, KBSV dành sự đánh giá tích cực cho cổ phiếu VHC của Vĩnh Hoàn và FMC của Thực phẩm Sao Ta.

Ở góc độ vĩ mô, ông Hoàng Công Tuấn, chuyên gia kinh tế trưởng Công ty Chứng khoán MB (MBS), cho rằng phục hồi sau đại dịch COVID-19 là câu chuyện chính của năm 2022. Trên thực tế, nền kinh tế đã trải qua trạng thái bất thường do đại dịch. Và đương nhiên cũng có những yếu tố tích cực và tiêu cực cho thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, theo ông Tuấn, những yếu tố này sẽ mau chóng trở lại trạng thái bình thường vào năm 2022 khi dịch bệnh được kiềm chế. “Theo góc nhìn đầu tư của mình, tôi muốn hướng các nhà đầu tư đến những doanh nghiệp, những công ty được hưởng lợi từ quá trình phục hồi sau đại dịch”, ông Tuấn nói.