Thuỷ điện Nậm Khốt "phát sốt" vì cáp Lioa
Theo chủ đầu tư cho hay, Dự án thuỷ điện Nậm Khốt được đầu tư tại khu vực khó khăn của tỉnh SơnLa, thuộc loại khuyến khích đầu tư quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP, sử dụng nguồn vốn hỗ trợcủa Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Toàn bộ thiết bị của Nhà máy thuỷ điện Nậm Khốt do hãng Flovel Mecamidi (Ấn Độ) thiết kế chếtạo, cung cấp, lắp đặt đồng bộ 2 tổ máy với công suất 5,5 MW/tổ máy.
Việt Nam hiện có rất nhiều dự án thủy điện nhỏ (ảnh minhhọa) |
Tuy nhiên, khi tiến hành nhập khẩu vật tư thiết bị đồng bộ theo thiết bị chính của 2 tổ máy,doanh nghiệp đã không được cơ quan hải quan chấp nhận cho miễn thuế nhập khẩu một số vật tư đi kèm,bởi lý do "trong nước đã sản xuất được mặt hàng tương tự".
Mặt hàng trong hai tờ khai nói trên là cáp điều khiển, đo lường, cáp lực được doanh nghiệp chohay là "vật tư sử dụng đồng bộ không thể tách rời với thiết bị chính của 2 tổ máy".
Ngoài ra, nhà cung cấp là Công ty Flovel Mecamidi không cho phép và không chịu trách nhiệm nếudoanh nghiệp không sử dụng đúng thiết bị tiêu chuẩn đồng bộ của hãng cung cấp.
Do phải chịu thuế nhập khẩu nên một lượng cáp lực 40,5 kV của tổ máy còn thiếu đã được Thuỷ điệnNậm Khốt yêu cầu nhà cung cấp mua tại Việt Nam và đó là sản phẩm cáp lực 40,5 kV do Công ty Lioasản xuất.
Tuy nhiên, sau thời gian 9 tháng vận hành, cáp lực này đã bị phóng điện gây nổ, cháy cáp nhưngnhà cung cấp và phía Flovel Mecamidi đã không chịu trách nhiệm và chịu bồi thường cho chủ đầu tưthuỷ điện Nậm Khốt, dù thiết bị tổ máy vẫn trong thời gian bảo hành.
Điều này đã gây thiệt hại lớn cho thuỷ điện Nậm Khốt, do phải chi phí thay mới cáp lực và mấttiền doanh thu bán điện trong thời gian dừng phát điện tổ máy.
Dự án thủy điện Nâm Khốt đặt tại xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, với sản lượng điệnhàng năm cung cấp cho lưới điện quốc gia là 56.054 MWh và tổng lượng giảm phát thải CO2 dự kiến là195.471 tấn CO2 trong thời kỳ 7 năm tín dụng đầu tiên. Dự án đã ký hợp đồng mua bán giảm phát thảivới tập đoàn ORBEO.
Hoàng Nam
Nguồn Đầu tư