Tín Thành Group
Thương vụ doanh nghiệp Việt mua ngân hàng 116 năm tuổi
Phi vụ này diễn ra thế nào?
Theo thông tin từ Công ty TNHH Tập đoàn Tín Thành, đơn vị này đã hoàn tất việc mua lại Oakwood State Bank của Mỹ và đổi tên thành Tín Thành Oakwood Bank Corp. Thương vụ giao dịch trên được Tín Thành thực hiện thông qua công ty con là Công ty Cổ phần Điện hơi Công nghiệp Tín Thành từ tháng 9/2016.
Theo thông tin mới nhất trong báo cáo tài chính được ibanknet.com công bố, Oakwood State Bank được thành lập năm 1900 là một trong những ngân hàng lâu đời nhất nước Mỹ với bề dày lịch sử trên 117 năm. Tuy nhiên, một điều đặc biệt khác là ngân hàng nhỏ này chỉ có duy nhất một chi nhánh tại Oakwood, Texas và có 21 nhân viên. Thị trấn này cũng từng biết đến là khu vực trồng bông tại Texas. Nhưng tại Mỹ, Oakwood State Bank cũng được biết đến là ngân hàng nhỏ nhất. Tổng tài sản là hơn 34,8 triệu USD, tổng vốn cổ phần là gần 27 triệu USD, tiền gửi tại ngân hàng là hơn 8 triệu USD…
Một chuyên gia về tài chính ngân hàng cho biết ở Mỹ có nhiều ngân hàng được xếp các loại khác nhau, và việc mua một ngân hàng là hết sức dễ dàng.
Trước đó, doanh nhân Việt Nam là Phạm Đình Nguyên cũng đã thành công trong việc đấu giá mua lại một thị trấn có tên là Buford (bang Wyoming, Mỹ với giá 900.000 USD).
Ảnh: frankamills |
Chân dung doanh nghiệp Việt
Câu chuyện những ngân hàng 0 đồng
Công ty TNHH Tập đoàn Tín Thành tiền thân là Công ty Điện hơi Công Nghiệp Tín Thành. Trên website của công ty này thông tin, DN này đã hoạt động hơn 25 năm trong lĩnh vực môi trường, năng lượng và nông nghiệp nông nghệ cao.
Tại Mỹ, Tập đoàn Tín Thành ký kết hợp đồng với đối tác là Công ty Dacotah của Mỹ trị giá 50 triệu USD nhằm lắp đặt hệ thống cấp và phát điện cho nhà máy sản xuất ethanol tại tiểu bang Minesota của Mỹ hồi tháng 5.2016.
Tín Thành Group còn đang sở hữu Ngân hàng Tín Thành Oakwook Bank Corp và Nhà máy Sản xuất, lắp ráp ôtô FIAT Chrysler Automobiles, có trụ sở đặt tại tiểu bang Florida, Mỹ.
Tín Thành Group còn mua và thuê 100.000 ha đất tại tiểu bang Texas và Frolida của Mỹ, tiến đến khai thác 1 triệu ha để trồng cây cao lương ngọt, 3 vụ 1 năm.
Từ đó làm nguyên liệu chế biến 7 loại hàng hóa cơ bản như xăng bio ethanol, sản xuất điện sinh khối sạch, ngũ cốc, phân hữu cơ, chế phẩm sinh học, CO2 tạo gas trong thực phẩm, giảm phát khí thải CO2.
Tín Thành đã được Bộ Kế Hoạch Đầu Tư và Ngân Hàng nhà nước cấp phép chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài. Ngoài Mỹ, tại Cuba, Công ty Kiều hối Tín Thành đã và đang hoàn tất các thủ tục pháp lý, hoạt động trong cả hai lĩnh vực kiều hối dân dụng và kiều hối công nghiệp.
Mới đây, Tín Thành cũng được biết đến là đơn vị đã đánh tiếng mua cổ phần chào bán tại Công ty Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR), chủ đầu tư Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Thông tin từ Bình Sơn cho biết Tập đoàn Tín Thành sẽ xem xét mua cổ phần của BSR đến 5% (khoảng 2.000 tỷ đồng) trong năm 2017. Trong kế hoạch xa hơn, Tín Thành đề xuất BSR trình Thủ tướng phương án Tín Thành trở thành cổ đông chiến lược và được mua đến 55% cổ phần BSR trong vòng 12 tháng sau khi IPO.
Được biết, vốn điều lệ của Tập đoàn Tín Thành là 200 tỷ đồng theo Giấy đăng ký kinh doanh ngày 3/1/2017. Trong đó, ông Trần Đình Quyền là cổ đông lớn nhất sở hữu 80% vốn điều lệ. Ông Quyền đồng thời là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc. Cùng đó, bà Nguyễn Thị Thanh Hiền cũng đang sở hữu 20% vốn.
Nguồn Enternews