Việt Nam hiện có hơn 20 triệu người dùng ví điện tử, trong đó 3 ví điện tử Momo, Moca và ZaloPay đang chiếm tới hơn 90% thị phần.

 
Cẩm Tú Thứ Ba | 08/12/2020 17:03

Thương mại Mạng xã hội: Mỗi cuộc hội thoại là một cơ hội

Sử dụng mạng xã hội làm kênh bán hàng, Social Commerce hiểu đơn giản là sự kết hợp giữa Social media với Ecommerce.

Tăng trưởng người dùng Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng đã mang lại kênh bán hàng mới cho doanh nghiệp, hay còn gọi là Social Commerce. Sử dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram…làm phương tiện bán hàng, Social Commerce hiểu đơn giản là sự kết hợp giữa Social media (Mạng xã hội) với Ecommerce (Thương mại điện tử).

Việc giao dịch thông qua mạng xã hội có nhiều ưu điểm hơn so với của hàng “tự chọn” trên mạng bởi người mua có cơ hội tương tác trực tiếp với người bán (kể cả qua hình thức chatbot), được nhận các tư vấn, trả lời các thắc mắc và mặc cả. Các tương tác này giúp người mua có cơ hội tìm hiểu sản phẩm kỹ hơn, mang lại cảm giác “đi mua sắm”, nhờ vậy nên ngày càng thu hút người dùng. Sự phát triển của thương mại trên mạng xã hội, thương mại đối thoại cho thấy mỗi tương tác, mỗi cuộc hội thoại đều có thể trở thành giao dịch giữa người mua – người bán.

Theo báo cáo mới nhất của Facebook, năm 2018, quy mô thị trường Social Commerce tại Việt Nam đã đạt đến con số 5.9 tỷ USD. Cũng theo báo cáo của Google &Temasek, toàn bộ thị trường Ecommerce Việt Nam dù vẫn giữ đà tăng trưởng 30% mỗi năm nhưng mới chỉ đạt quy mô gần 3 tỷ USD. Có thể nói thị trường Social Commerce lớn hơn và hấp dẫn hơn rất nhiều so với Thương mại điện tử truyền thống. Đặc biệt, từ khi chính phủ tìm ra cách thu thuế từ việc bán hàng trên mạng xã hội, các doanh nghiệp dựa trên mạng xã hội để bán hàng có thêm cơ hội tăng thị phần khi việc thu thuế làm giảm số lượng những người bán hàng nhỏ lẻ.

Để chuẩn bị cho xu hướng bán hàng trên mạng xã hội, hay các công nghệ bán hàng tự động hoá như chatbot, livestream… một trong những công cụ thiết yếu mà doanh nghiệp cần chính là trải nghiệm thanh toán. Hiện nay các đơn hàng qua kênh này vẫn đang chủ yếu là tiền mặt; trong khi đó đối với thương mai điện tử, tỉ lệ thanh toán trực tuyến đã chiếm 40%. Nhu cầu về các công cụ thanh toán trên nền tảng mạng xã hội, đem lại trải nghiệm tiện lợi cho người tiêu dùng & khả năng theo dõi, hoàn tất đơn hàng cho doanh nghiệp dẫn đến sự ra đời của Social Payment – công cụ thanh toán trên nền tảng mạng xã hội.

Ông Lê Hoàng Gia CEO Ví điện tử PayMe nhận định: “Social Payment đang và sẽ là xu hướng bổ trợ cho social commerce trong tương lai, vừa gắn liền với hành vi người tiêu dùng; vừa là công cụ tối ưu cho các nhà bán hàng, doanh nghiệp “chốt deal” tăng trưởng, phục vụ khách hàng tốt nhất.”

Theo báo cáo của IDC năm 2020, trong số 10 quốc gia ở Châu Á Thái Bình Dương, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc và Hàn Quốc về tốc độ tăng trưởng ví điện tử (tốc độ tăng trưởng ví điện tử CAGR giai đoạn 2017-2022 đạt 67%), và đứng thứ 3 sau Nhật Bản và Malaysia về tốc độ phát triển thẻ ghi nợ – debit. 

Thống kê mới nhất vào tháng 3/2020 cho thấy, Việt Nam hiện có hơn 20 triệu người dùng ví điện tử, trong đó 3 ví điện tử Momo, Moca và ZaloPay đang chiếm tới hơn 90% thị phần. Tuy nhiên, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt chỉ mới đạt được 14%. Bối cảnh đó đã tạo ra sân chơi tiềm năng cho các thương hiệu ví điện tử mới. Tại Diền đàn Quỹ đầu tư Khởi nghiệp Sáng tạo Việt Nam 2020 (VVS) diễn ra ngày 25/11, liên quan đến vấn đề liệu trên thị trường hiện nay còn chỗ trống cho các doanh nghiệp fintech, ông Trần Thanh Nam, Đồng sáng lập và CEO của Moca cho rằng thị trường dành cho các doanh nghiệp fintech tại Việt Nam hiện nay vẫn rất lớn. Ông Thanh Nam nêu rõ, tiền mặt mới thực sự là "đối thủ" cạnh tranh lớn nhất của doanh nghiệp fintech hiện nay... Để vượt qua thách thức này, theo ông Nam, các doanh nghiệp cần thực sự tập trung vào nhu cầu của khách hàng.

Đại diện PayMe, ví điện tử phục vụ thanh toán trên nền tảng mạng xã hội mới ra đời cuối tháng 11 vừa qua cho biết: trọng điểm trong mô hình kinh doanh của họ là B2B2C với hình thức ví điện tử mở (PayME Open e-wallet) hướng đến khách hàng là các Doanh nghiệp, nhất là các thương hiệu đã đạt số lượng người dùng nhất định. Ví điện tử mở là một giải pháp mới tại Việt Nam, cho phép doanh nghiệp tích hợp, tự quản lý ví điện tử do PayMe thiết kế riêng, từ đó khách hàng có thể sử dụng ứng dụng của thương hiệu như một ví tiền di động, bao gồm cả thanh toán các dịch vụ khác, như điện, nước, bán lẻ, bảo hiểm...

CEO PayMe cho biết họ hướng đến chiến lược lâu dài là xây dựng mạng lưới PayMe Net để kết nối các nhà cung cấp, dịch vụ tài chính với khách hàng. Doanh thu của PayMe sẽ đến từ việc chia sẻ doanh thu với các đơn vị tài chính này, hơn là từ các phí giao dịch khi thanh toán. Với cách chuyển tiền này, người mua hàng thêm thuận tiện khi kiểu thanh toán gần gũi với hành vi dùng mạng xã hội thường ngày; đồng thời với người bán, PayMe Link & PayMe Key giúp giảm tỉ lệ rớt đơn hàng, dễ dàng tích hợp với các công cụ như chatbot, quản lý vận đơn, hậu mãi để tối ưu vận hành và phục vụ khách hàng hiệu quả hơn.