Thứ Bảy | 05/12/2015 08:00

Thuốc đông dược và bài toán nguyên liệu

Theo báo cáo của Cục quản lý dược và Bộ Y tế năm 2014, có đến 90% nguồn nguyên liệu đông dược sử dụng tại Việt Nam được nhập từ Trung Quốc.

Khi xu hướng trở về với thiên nhiên đang ngày càng được ưa chuộng và nhu cầu sử dụng các sản phẩm đông dược ngày càng tăng thì việc các công ty dược trong nước có thể tự chủ nguyên liệu đầu vào để đảm bảo chất lượng và giá thành sản phẩm hiện được đánh giá cao.

Trong những doanh nghiệp dược Việt Nam theo đuổi thị trường đông dược thì Traphaco là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc phát triển vùng nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm của mình.

Trong nhiều năm qua, Traphaco đã chú trọng xây dựng và phát triển các vùng trồng, khai thác dược liệu bền vững. Đó là những vùng sản xuất dược liệu đạt yêu cầu theo Hướng dẫn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO). Traphaco trở thành doanh nghiệp dược đầu tiên tại miền Bắc có vùng trồng 05 cây dược liệu gồm Đinh lăng, Actiso, Rau đắng đất, Bìm bìm biếc, Chè Dây  được Bộ Y tế công nhận đạt chuẩn GACP-WHO. Đây là các nguyên liệu chủ yếu để sản xuất các dòng sản phẩm chủ lực Hoạt huyết dưỡng não – Cebraton và Boganic của Traphaco.

Cho đến nay, Traphaco đã có gần 36.000 ha dược liệu được trồng, kiểm soát, thu hái tự nhiên theo GACP-WHO; đã tạo lập được mối liên kết chặt chẽ với người dân trồng Đinh lăng tại Nam Định và các tỉnh vùng duyên hải; Actiso, Chè Dây tại Sa Pa, Bắc Hà, Bát xát – Lào Cai; Rau đắng đất tại Phú Yên và các tỉnh Nam Bộ; Bìm bìm biếc tại Hòa Bình;  cùng với nhiều dược liệu khác đang được quy hoạch vùng trồng và phát triển như Đương quy, Gừng, Hoài sơn, Hà thủ ô đỏ.

Thuoc dong duoc va bai toan nguyen lieu
Cây đinh lăng trong vùng nguyên liệu của Traphaco là nguyên liệu chính để sản xuất thuốc bổ não Cebraton và Hoạt Huyết Dưỡng Não

Để phát triển các vùng trồng dược liệu theo GACP, Traphaco đã xây dựng mối liên kết giữa “4 nhà” bao gồm nhà nông (người nuôi trồng), nhà doanh nghiệp (sản xuất thuốc hoặc kinh doanh), nhà khoa học (các trường và viện nghiên cứu về dược liệu và thuốc) và nhà nước (Chính quyền địa phương và cơ quan quản lý dược liệu) để tăng cường liên kết phát triển dược liệu VN trong xu thế hội nhập và tiêu thụ sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu trong nước. 

Các vùng trồng – thu hái dược liệu đạt nguyên tắc GACP-WHO đã tạo ra nguồn nguyên liệu đúng, tốt và an toàn, ổn định về năng suất, sản lượng và chất lượng; Doanh nghiệp chủ động được nguồn dược liệu là nền tảng vững chắc cho phát triển sản phẩm từ dược liệu có hiệu quả điều trị cao, an toàn. 

Việc phát triển các vùng dược liệu cũng đem lại công ăn việc làm ổn định cho hàng ngàn người dân, tạo thu nhập nâng cao đời sống người dân và bảo tồn các nguồn gen dược liệu quý Việt Nam.

Hiện nay, trong số trên 100 loại Dược liệu (~4.000 tấn) dược liệu công ty tiêu thụ hàng năm, 100% dược liệu được xác định rõ về nguồn gốc nơi cung cấp; trong đó việc quy hoạch phát triển vùng Dược liệu của Công ty đáp ứng được 90% nhu cầu về sản lượng nguyên liệu sản xuất, hỗ trợ Công ty trong việc tạo dựng sự ổn định về giá cả, số lượng và chất lượng của nguyên liệu đầu vào.

Hướng đi này của Traphaco cũng phù hợp với “Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.

Nam Khang