Ảnh: Reatimes.

 
Kim Anh Thứ Hai | 30/03/2020 09:05

Thuế tự vệ thép được gia hạn kịp thời, Thép Hòa Phát hưởng lợi chính

Thép Hòa Phát là đơn vị hưởng lợi chính trước động thái gia hạn thuế tự vệ và các biện pháp phòng vệ thương mại...

Sáng ngày 27/03, Bộ Công thương đã chính thức ban hành Quyết định về gia hạn thuế tự vệ với phôi thép và thép dài nhập khẩu. 

Cụ thể, quyết định gia hạn thuế tự vệ sẽ có hiệu lực từ ngày 22/3/2020 đến 21/3/2023 với thuế suất giảm dần theo thời gian.

 * Thuế tự vệ với phôi thép và thép dài nhập khẩu sẽ giảm nhẹ về lần lượt là 15,3% và 9,4% trong năm đầu tiên gia hạn từ mức thuế hiện tại là 17,3% đối với phôi thép và 10,9% đối với thép xây dựng.

 * Trong năm thứ hai gia hạn, thuế tự vệ giảm nhẹ về lần lượt 13,3% và 7,9% đối với phôi  thép và thép dài.

 * Trong năm cuối, thuế tự vệ với phôi thép và thép dài lần lượt là 11,3% và 6,4%. Đây là thuế bổ sung bên cạnh thuế nhập khẩu hiện nay là 7% với phôi thép và 15% với thép dài.

Thuế đối với sản phẩm thép cuộn và thép dây nhập khẩu nằm trong danh mục sản phẩm lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại sẽ được gia hạn thêm 3 năm nữa sau khi được áp dụng tạm thời; có hiệu lực từ ngày 28/5/2019.

Quyết định có hiệu lực từ ngày 22/3/2020 đến 21/3/2023. Theo đó, mức thuế hiện tại là 10,9% sẽ được giảm về 9,4%; 7,9% và 6,4% trong 3 năm tới.

Công ty chứng khoán TP HCM (HSC) cho rằng đây là quyết định kịp thời bởi thuế tự vệ đã hết hiệu lực vào ngày 22/3/2020.  

 

Quyết định gia hạn thuế tự vệ với sản phẩm phôi thép và thép dài (gồm thép xây dựng) và các biện pháp chống lẫn tránh phòng vệ thương mại với sản phẩm thép dây và thép cuộn nhập khẩu sẽ có ảnh hưởng tích cực đối với doanh nghiệp trong nước – đặc biệt trước biện pháp hoàn thuế của Trung Quốc nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu.

Ngoài ra, để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất thép dài và phôi thép trong nước, chính phủ Trung Quốc vào ngày 20/3/2020 đã quyết định nâng mức hoàn thuế từ 9% trước đó lên 13% nhằm giảm bớt áp lực cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 trước đó.

Việc hoàn thuế có thể giảm bớt tác động từ việc suy giảm hoạt động thương mại do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Những doanh nghiệp trong nước tập trung vào sản xuất thép dài và phôi thép sẽ hưởng lợi chính chính từ việc gia hạn thuế tự vệ. Trong số các doanh nghiệp sản xuất thép dài và phôi thép.

HSC nhận định, Thép Hòa Phát (HoSE: HPG) sẽ là người hưởng lợi chính. Đây có vẻ là một thông tin tích cực trong ngắn hạn nhưng trên thực tế, động thái chỉ duy trì chính sách áp thuế đã được thực hiện từ tháng 3/2016.

Liên quan đến Hòa Phát, Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng trong trường hợp thuế tự vệ thép không được gia hạn, chỉ Thép Hòa Phát có thể cạnh tranh với các đối thủ Trung Quốc do sở hữu công nghệ sản xuất tương đồng và lợi thế về vị trí địa lý.

Trong năm 2019, HPG vẫn tiếp tục vượt trội các đối thủ cạnh tranh về sản lượng bán hàng. Sản lượng thép xây dựng và ống thép đã tăng lần lượt 16,7% và 14,8%, trong khi tiêu thụ thép xây dựng và ống thép của Việt Nam chỉ tăng lần lượt 6% và 0%.

Do đó, thị phần của HPG cũng đã tăng thêm tương ứng 2,4 và 4,0 điểm phần trăm ở mảng thép xây dựng và ống thép. Bên cạnh đó, sản lượng xuất khẩu của công ty này cũng đã tăng trưởng 11,3% lên mức 265.000 tấn, trong đó 151.000 tấn được tiêu thụ tại Campuchia.

* Có thể bạn quan tâm 

► Khả năng sinh lời khủng của "ông vua tiền mặt" ACV: Bán 2 lời 1

►VDSC: Chỉ Hòa Phát có thể cạnh tranh với các đối thủ Trung Quốc