Nikkei

 
An Ngô Thứ Ba | 05/12/2017 17:59

Thuế nhập khẩu linh kiện chính của xe hơi sẽ về 0 kể từ tháng 1.2018

Đây là một động thái nhằm bảo vệ ngành công nghiệp xe hơi non trẻ của Việt Nam.

Thuế nhập khẩu các bộ phận chính của xe ô tô sẽ về 0 kể từ tháng 1.2018. Đây là một đông thái mới của Chính phủ Việt Nam khi mà Cộng đồng Kinh tế của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ có hiệu lực đầy đủ trong tháng 1 tới.

Từ tháng 1.2018, một số lượng lớn xe ô tô từ các nước trong khu vực sẽ được nhập khẩu vào Việt Nam, khi mà các quốc gia thành viên Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã thỏa thuận miễn thuế nhập khẩu ô tô từ các nước trong khối. Theo Nikkei, Chính phủ Việt Nam muốn bảo vệ các nhà lắp ráp xe hơi trong nước, cũng như các nhà sản xuất nước ngoài hoạt động trong nước.

Cụ thể, Chính phủ vừa Nghị định 125/2017  về sửa đổi thuế đối với một số mặt hàng, trong đó giảm thuế suất nhập khẩu linh kiện ô tô xuống 0% trong vòng 5 năm (2018 - 2022) đối với dòng xe có dung tích xi lanh 2.000 cc (xe 2.0L). 30 loại linh kiện, bộ và cụm linh kiện ô tô dung tích dưới 2.000 cc, mã số hải quan từ 98.49.10 đến mã 98.49.40 sẽ được bỏ thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện.

Thue nhap khau linh kien chinh cua xe hoi se ve 0 ke tu thang 1.2018
Nguồn: Dân trí

Nghị định 125/2017 nhấn mạnh mức thuế 0% chỉ được áp dụng cho các linh kiện xe hơi sử dụng cho xe 2000cc, 9 chỗ ngồi hoặc có chi tiết kỹ thuật thấp hơn, vốn chiếm khoảng 70% tổng số xe bán ra tại Việt Nam.

Bắt đầu từ tháng 1, các nhà sản xuất ô tô hoạt động tại Việt Nam sẽ được miễn thuế nhập khẩu từ 10-30% cho các linh kiện ô tô nếu đáp ứng được một số điều kiện về lượng khí thải, số lượng ô tô sản xuất và tỷ lệ mua sắm các bộ phận của địa phương.

Doanh số bán ô tô mới của Việt Nam đã đạt kỷ lục 300.000 chiếc vào năm 2016. Tuy nhiên, sau khi quy định cắt giảm thuế theo kế hoạch của Cộng đồng Kinh tế ASEAN có hiệu lực, lượng ô tô nhập khẩu từ Thái Lan và các nước khác sẽ tăng lên, có thể khiến giá xe nội địa xuống khoảng 20%.

Việc miễn thuế này nhằm mục đích không chỉ bảo vệ các nhà sản xuất trong nước như Trường Hải Auto, mà còn nhằm giữ chân Toyota, Honda và các nhà sản xuất ô tô nước ngoài khác ở Việt Nam, Nikkei cho hay.

Chính phủ Việt Nam muốn phát triển các ngành công nghiệp trong nước, điều là trọng tâm trong mục tiêu đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Ngành ô tô là một phần cốt lõi của kế hoạch, nhưng nếu không có nhà sản xuất nội địa, Việt Nam sẽ phải mua linh kiện xe ô tô ở nước ngoài.

Vào tháng 9, Vingroup đã công bố kế hoạch mở nhà máy sản xuất xe hơi với sự hỗ trợ đáng kể của Chính phủ Việt Nam.

Nguồn Nikkei