Thứ Ba | 30/07/2013 20:34

Thủ tướng yêu cầu tái cơ cấu kinh tế quyết liệt hơn

Mục tiêu kiểm soát lạm phát trong cả năm nay là khả thi nhưng chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 5,5% trong năm nay rất khó.

Hôm nay (30/7) tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủthường kỳ tháng 7 nhằm đánh giá tình kinh tế xã hội tháng 7 và 7 tháng qua.

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh các biện pháp tăng tổng cầucủa nền kinh tế nhưng không được chủ quan để lạm phát cao quay trở lại và yếu tố hàng đầu vẫn phảibảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.

Theo báo cáo và các ý kiến tại phiên họp: tháng 7 và tính chung 7 tháng qua, tình hình KT-XHtiếp tục chuyển biến tích cực, đúng hướng, đạt kết quả khá toàn diện trong các ngành và lĩnhvực.

Nổi bật là lạm phát tiếp tục được kiềm chế; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; lãi suất giảm cùngnhiều biện pháp miễn, giảm, giãn thuế tiếp tục được triển khai đã góp phần tháo gỡ khó khăn chohoạt động sản xuất kinh doanh; tăng trưởng tín dụng chuyển biến tích cực.

Tuy còn nhiều khó khăn nhưng sản xuất công nghiệp, nông nghiệp tương đối ổn định; xuất khẩu 7tháng qua duy trì đà tăng trưởng cao với gần 73 tỷ USD, tăng trên 14% so với cùng kỳ năm ngoái;hoạt động nhập khẩu, nhất là nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ đầu tư và sảnxuất cũng đang trên đà cải thiện...

Các thành viên Chính phủ cũng phân tích những khó khăn, thách thức nổi lên và đưa ra nhiều biệnpháp ứng phó liên quan đến vấn đề mở rộng thị trường đầu ra của sản phẩm nông nghiệp; kéo dài thờigian mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo đến ngày 15/8; các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ lạm phát caotrở lại trong những tháng cuối năm; nâng cao khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của doanh nghiệp; tạothuận lợi chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội; các biện pháp tăng dư nợ tín dụng,tăng thu ngân sách nhà nước, giảm tai nạn giao thông và các loại tội phạm cũng như tăng cường côngtác quản lý thị trường, kiểm soát giá cả và chống buôn lậu…

Trên cơ sở lắng nghe ý kiến của các thành viên Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Mụctiêu kiểm soát lạm phát trong cả năm nay là khả thi nhưng chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 5,5% trongnăm nay thì rất khó khăn. Mặc dù vậy Chính phủ vẫn kiên định các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ giảipháp đã đề ra từ đầu năm và các Nghị quyết của Chính phủ trong các phiên họp thường kỳ.

Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ trưởng quyết liệt rà soát, ban hànhcơ chế, chính sách, biện pháp kịp thời để quản lý, điều hành hiệu quả trên từng lĩnh vực mình phụtrách. Thủ tướng nêu rõ quan điểm tiếp tục điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến của kinh tế vĩmô và lạm phát, vừa góp phần ổn định thị trường tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô vừa tạo điều kiệnthuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận vốn.

Thủ tướng nhấn mạnh đến tập trung tăng trưởng tín dụng và đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư lànhững biện pháp thiết thực nhằm tăng tổng cầu của nền kinh tế.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương khuyến khích, tạo điều kiệnthu hút các nguồn lực đầu tư bằng nhiều hình thức khác nhau; tính toán đảm bảo vốn đối ứng để giảingân vốn ODA gắn với chỉ đạo kiên quyết hoàn thành kế hoạch giải phóng mặt bằng, nhất là đối vớicác dự án phát triển hạ tầng giao thông thiết yếu.

Các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát giácả, trong đó dứt khoát điều hành giá các mặt hàng thiết yếu như: xăng, dầu, than, điện…theo thịtrường. Riêng giá điện tính toán theo hướng nhà nước tiếp tục tăng mức hỗ trợ cho các hộ nghèo.

Mộtlần nữa Thủ tướng yêu cầu ngành tài chính và các địa phương đảm bảo cân đối ngân sách, đặc biệt làthu ngân sách theo đúng dự toán trên tinh thần thu đúng, thu đủ với các biện pháp kiên quyết chốngthất thu thuế; đồng thời vẫn phải tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chính sách miễn, giảm,giãn thuế để hỗ trợ doanh nghiệp.

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành chức năng tập trung thực hiên quyết liệt hơn nữa trong tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt là tập trung tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu ngân hàng với các nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài, xử lý nợ xấu. ..

Các Bộ, ngành liên quan và các địa phương thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ sản xuất nôngnghiệp, nhất là về giá và thì trường tiêu thụ, kéo dài thời gian mua tạm trữ gạo để hoàn thành đúngtrữ lượng; tháo gỡ khó khăn về thủ tục, cơ chế để phát triển nhanh nhà ở xã hội.

Nguồn VOV News


Sự kiện