VietNamnet

 
Thứ Ba | 24/04/2018 10:25

Thủ tướng: Thúc đẩy xuất nhập khẩu, thủ tục hành chính chưa đồng bộ thế giới

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa chủ trì tổ chức Hội nghị về Giải pháp tổng thể thúc đẩy xuất khẩu năm 2018 nhằm lấy ý kiến Bộ ngành, địa phương.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì tổ chức Hội nghị về Giải pháp tổng thể thúc đẩy xuất khẩu năm 2018 nhằm lấy ý kiến Bộ ngành, địa phương đề xuất sáng kiến thúc đẩy sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam ra thị trường quốc tế.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, hoạt động xuất khẩu hàng hóa năm 2017 đã đạt được những kết quả tích cực. Xuất khẩu tăng mạnh về quy mô, lần đầu tiên vượt mốc 200 tỷ USD. Tăng trưởng xuất khẩu bình quân đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP, cải thiện cán cân thanh toán, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy sản xuất, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động. Năn 2017, có thêm 4 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, đưa số mặt hàng kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD là 20 mặt hàng và có 8 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 6 tỷ USD.

Ưu tiên những giải pháp trong xuất khẩu

Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các doanh nghiệp cần nhìn vào nhu cầu thị trường toàn cầu để sản xuất, chế biến sản phẩm hàng hóa phù hợp để tăng sản lượng kim ngạch xuất khẩu. Sở dĩ Chính phủ cùng các bộ, ngành địa phương cần họp bàn đưa ra giải pháp tăng trưởng xuất khẩu là vì nhập siêu cao là cội nguồn của lạm phát cao làm cho kinh tế của đất nước bấp bênh, đời sống của nhân dân khó khăn.

Hiện Việt Nam có 29 mặt hàng có sản lượng kim ngạch xuất khẩu lớn, sự đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu đã tạo cơ hội cho Việt Nam tham gia sâu vào thị trường kinh doanh toàn cầu. Trong năm qua, Chính phủ đánh giá cao và rất ấn tượng sự nỗ lực của ngành công nghiệp chế tạo, dệt may đã tích cực đưa tỷ trọng xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam không ngừng tăng và dần khẳng định uy tín trên thị trường thế giới. Theo đó, nhóm hàng công nghiệp chế biến là động lực chính trong tăng trưởng xuất khẩu, nhiều mặt hàng đạt mức kim ngạch tăng trưởng ấn tượng như điện thoại và các loại linh kiện (45,27 tỷ USD, tăng 31,9%), máy tính và sản phẩm linh kiện (25,9 tỷ USD, tăng 36,8%).

Thu tuong: Thuc day xuat nhap khau, thu tuc hanh chinh chua dong bo the gioi
 

Trong 2017, Chính phủ đánh giá cao các bộ, ngành, địa phương đã quan tâm đến hoạt động xuất khẩu, tích cực tìm hiểu thị trường xuất khẩu, tích cực có đề xuất để Chính phủ tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu phát triển. Trong thời gian qua, các thủ tục về xuất nhập khẩu đã được cải thiện từ hải quan, chính sách thuế…tiến tới doanh nghiệp hoạt động trong môi trường một cửa Asean sẽ đưa xuất nhập khâ hiệu quả hơn.

Việc ký kết gần 12 Hiệp định thương mại cũng mở ra cơ hội xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp trong nước. Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, hiện về thủ tục hành chính có tiến bộ nhưng hệ thống sản xuất kinh doanh chưa đồng bộ, các thủ tục của Việt Nam chưa đồng bộ với thế giới cũng là rào cản cho hàng hóa Việt xâm nhập thị trường Quốc tế.

Do vậy, Chính phủ, các đơn vị quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp trong nước cần có giải pháp để tháo gỡ nút thắt làm kìm hãm hoạt động xuất nhập khẩu, cũng là có động thái sẵn sàng ứng phó với cuộc chiến tranh thương mại có thể bùng nổ trong kỷ nguyên công nghệ số 4.0.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo các Bộ ngành địa phương cần tập trung vào các nhóm giải pháp: sáng kiến đưa ra giải pháp cởi nút thắt cho xuất nhập khẩu. Đẩy mạnh tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, cung cấp kiến thức cho doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt được thông tin thị trường quốc tế và hiểu biết về chính sách pháp luật của đối tác xuất khẩu, nâng cao khả năng chủ động của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh vai trò của các tổ chức Hiệp hội thực hiện tốt vai trò là cầu nối hỗ trợ các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng hóa.

Hướng vào khối doanh nghiệp

Trên cơ sở các giải pháp, định hướng lớn của Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, đinh hướng đến năm 2030, ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương đề xuất tập trung vào 3 nhóm giải pháp lớn: Nhóm giải pháp tác động vào phía cung thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo nguồn hàng có chất lượng cho xuất khẩu và nâng cáo giá trị gia tăng, nhóm giải pháp tác động và phía cầu đảm phán mở cửa và phát triển thị trường, tăng cường các biện pháp nhằm duy trì thị trường xuất khẩu ổn định và nhóm giải pháp có tác dụng hỗ trợ, tác động và khâu tổ chức xuất khẩu, kết nối giữa cung và cầu. 

Đánh giá tình hình xuất khẩu năm 2018, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh đây là năm có nhiều cơ hội của xuất khẩu. Nhu cầu thế giới sẽ tiếp tục phục hồi do tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2018 được dự báo là khả quan. Chính phủ và các bộ ngành đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển doanh nghiệp. 

Bức tranh kinh tế Quý I có nhiều điểm sáng với GDP đạt 7,38%, cao nhất trong 10 năm qua, tăng trưởng tín dụng và vốn FDI đạt mức cao, lạm phát được kiểm soát, đã tạo ra môi trường thuận lợi cho sản xuất nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng. Theo Bộ trưởng, thương mại toàn cầu năm 2018 được dự báo sẽ tiếp tục khởi sắc nhưng vẫn tiềm ẩn những biến động khó lường khi quan hệ ngoại giao, kinh tế giữa các nền kinh tế lớn đang trở nên căng thẳng trong những ngày gần đây. Nguy cơ đến một cuộc chiến tranh thương mại giữa các cường quốc kinh tế tuy không lớn nhưng vẫn dẫn đến tâm lý bất an cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Thu tuong: Thuc day xuat nhap khau, thu tuc hanh chinh chua dong bo the gioi
 

Với đề xuất phát triển cơ sở hạ tầng, Ông Phạm Ngọc Thưởng, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết: Hiện tỉnh có hơn 2700 doanh nghiệp hoạt động với lưu lượng lớn. Để hỗ trợ các doanh nghiệp giao thương xuất nhập khẩu, tỉnh tích cực hoàn thiện hạ tầng phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu, xây dựng cơ chế phối hợp với nước lân cận, cải cách thủ tục hành chính nhằm thông quan hàng hóa được nhanh gọn.

Địa phương nỗ lực phát triển hạ tầng, mở rộng công suất lưu thông hàng hóa tại các kho, bến bãi, cửa khẩu để thương nhân hai nước Việt - Trung thuận tiện khai quan, giao lưu hàng hóa đảm bảo đúng cam kết thương mại.Tại Hội nghị, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam chia sẻ: các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào các lĩnh vực khó cần chú trọng khâu chuyển giao công nghệ, lồng ghép các chương trình đào tạo cán bộ quản lý kỹ thuật, công nghệ khi ký hợp đồng mua máy móc, thiết bị. Bên cạnh đó, cần tập trung nghiên cứu nắm vững các quy đinh của pháp luật thương mại quốc tế, yêu cầu xuất xứ, lộ trình giảm thuế, rào cản kỹ thuật.. của các FAT thế hệ mới như CPTTP, FTA VN – EU để tận dụng cơ hội vượt qua rào cản của các nước nhập khẩu.

Nguồn Tổng hợp