Thứ Hai | 20/05/2013 18:15
Thủ tướng phê duyệt đề án tái cơ cấu của Viettel
Viettel sẽ thoái toàn bộ vốn của Công ty mẹ tại 5 doanh nghiệp, trong đó có công ty tài chính cổ phần Vinaconex-Viettel.
Ngày 17/5, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt "Đề án tái cơ cấu Tập đoàn viễn thông Quân đội (Viettel).
Theo đề án, ngành nghề của kinh doanh chính của Viettel bao gồm: Viễn thông, công nghệ thông tin; phát thanh, truyền hình; bưu chính; nghiên cứu và sản xuất thiết bị viễn thông. Vốn điều lệ của tập đoàn viễn thông Quân đội là 100.000 tỷ đồng.
Giai đoạn 2013-2015, Tập đoàn có 12 đơn vị và 63 Chi nhánh Viettel tại các tỉnh, thành phố trong nước hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ.
Ngoài ra có 5 Công ty TNHH một thành viên là đơn vị độc lập do Công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm: Công ty TNHH một thành viên Thông tin M1; Thông tin M3; Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel; Kinh doanh nhà Viettel; Đầu tư công nghệ Viettel.
Bên cạnh đó, Công ty mẹ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ tại 7 đơn vị, bao gồm: Tổng công ty cổ phần bưu chính Viettel; Tổng công ty cổ phần đầu tư quốc tế Viettel; Công ty cổ phần công trình Viettel, CTCP tư vấn thiết kế Viettel; Công ty TNHH phát triển nhà Viettel - Hancic; Công ty Viettel Peru.
Nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ tại 4 đơn vị là Tổng CTCP xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex); Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB); CTCP phát triển đô thị Vinaconex-Viettel; CTCP Vĩnh Sơn.
Theo đề án, Công ty thông tin viễn thông điện lực sẽ được sát nhập vào công ty mẹ, và thoái toàn bộ vốn của Công ty mẹ tại 5 doanh nghiệp sau: Công nghệ Viettel; Phát triển thương mại Vinaconex; EVN Quốc tế; Công nghiệp cao su Coecco và Công ty tài chính cổ phần Vinaconex-Viettel.
Trong quá trình tái cấu trúc quản trị doanh nghiệp, Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn cần tập trung vào sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống quy chế quản lý nội bộ; Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành. Đối với nguồn nhân lực, cần hoàn thiện quy chế về công tác cán bộ cũng như đào tạo, tăng cường kiểm tra nội bộ. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, thực hiện các giải pháp tăng năng suất, giảm chi phí trong sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, Tập đoàn cần tăng cường trách nhiệm, quyền hạn và chỉ đạo đối với người đại diện của mình tại các doanh nghiệp khác.
Tổng Giám đốc Viettel xây dựng phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh, phương án tài chính để triển khai nhiệm vụ được giao, phương án tái cơ cấu các doanh nghiệp thành viên phù hợp với nội dung Đề án này để thực hiện chuyên môn hóa, phân công, hợp tác, không dàn trải, phân tán nguồn lực, tránh cạnh tranh nội bộ, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt và triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt.
Bên cạnh đó, Tổng giám đốc cần có lộ trình và phương án cụ thể để hết năm 2015 hoàn thành thoái vốn đã đầu tư tại các doanh nghiệp nêu trên.
Theo đề án, ngành nghề của kinh doanh chính của Viettel bao gồm: Viễn thông, công nghệ thông tin; phát thanh, truyền hình; bưu chính; nghiên cứu và sản xuất thiết bị viễn thông. Vốn điều lệ của tập đoàn viễn thông Quân đội là 100.000 tỷ đồng.
Giai đoạn 2013-2015, Tập đoàn có 12 đơn vị và 63 Chi nhánh Viettel tại các tỉnh, thành phố trong nước hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ.
Ngoài ra có 5 Công ty TNHH một thành viên là đơn vị độc lập do Công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm: Công ty TNHH một thành viên Thông tin M1; Thông tin M3; Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel; Kinh doanh nhà Viettel; Đầu tư công nghệ Viettel.
Bên cạnh đó, Công ty mẹ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ tại 7 đơn vị, bao gồm: Tổng công ty cổ phần bưu chính Viettel; Tổng công ty cổ phần đầu tư quốc tế Viettel; Công ty cổ phần công trình Viettel, CTCP tư vấn thiết kế Viettel; Công ty TNHH phát triển nhà Viettel - Hancic; Công ty Viettel Peru.
Nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ tại 4 đơn vị là Tổng CTCP xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex); Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB); CTCP phát triển đô thị Vinaconex-Viettel; CTCP Vĩnh Sơn.
Theo đề án, Công ty thông tin viễn thông điện lực sẽ được sát nhập vào công ty mẹ, và thoái toàn bộ vốn của Công ty mẹ tại 5 doanh nghiệp sau: Công nghệ Viettel; Phát triển thương mại Vinaconex; EVN Quốc tế; Công nghiệp cao su Coecco và Công ty tài chính cổ phần Vinaconex-Viettel.
Trong quá trình tái cấu trúc quản trị doanh nghiệp, Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn cần tập trung vào sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống quy chế quản lý nội bộ; Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành. Đối với nguồn nhân lực, cần hoàn thiện quy chế về công tác cán bộ cũng như đào tạo, tăng cường kiểm tra nội bộ. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, thực hiện các giải pháp tăng năng suất, giảm chi phí trong sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, Tập đoàn cần tăng cường trách nhiệm, quyền hạn và chỉ đạo đối với người đại diện của mình tại các doanh nghiệp khác.
Tổng Giám đốc Viettel xây dựng phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh, phương án tài chính để triển khai nhiệm vụ được giao, phương án tái cơ cấu các doanh nghiệp thành viên phù hợp với nội dung Đề án này để thực hiện chuyên môn hóa, phân công, hợp tác, không dàn trải, phân tán nguồn lực, tránh cạnh tranh nội bộ, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt và triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt.
Bên cạnh đó, Tổng giám đốc cần có lộ trình và phương án cụ thể để hết năm 2015 hoàn thành thoái vốn đã đầu tư tại các doanh nghiệp nêu trên.
Nguồn Dân Việt