Thứ Tư | 04/09/2013 23:01

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn Đài THTƯ Trung Quốc

Sự kiện diễn ra trong chuyến thăm và dự Hội chợ, Hội nghị thượng đỉnh Thương mại-Đầu tư ASEAN-Trung Quốc.
Trong chuyến thăm và dự Hội chợ, Hội nghị thượng đỉnh Thương mại-Đầu tư ASEAN-Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời phỏng vấn của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc.

Xin Ngài Thủ tướng cho biết chính sách kinh tế chính của Việt Nam giai đoạn hiện nay là gì vàưu tiên phát triển lĩnh vực nào? Trong kế hoạch lớn đó, Trung Quốc có thể đóng vai tròThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Những năm gầnđây,trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam cũng gặp nhiều tháchthức, nổi lên là ổn định vĩ mô chưa vững chắc, lạm phát có nguy cơ tăng cao.

Trước tình hình đó,mục tiêu điều hành kinh tế của chúng tôi là tập trung vào bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, duy trìtăng trưởng hợp lý, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi môhình tăng trưởng theo hướng bền vững.

Kết quả đạt được là khá tích cực: GDP của Việt Nam 3 năm quatăng trưởng bình quân là 5,6% và dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 6% trong giai đoạn 2014-2015; lạmphát từng bước được kiểm soát thành công năm 2012 ở mức 6,81% và nhiều khả năng đạt dưới 7% năm2013; nhiều ngành sản xuất chủ chốt từng bước phục hồi, các lĩnh vực kinh tế đối ngoại, nhất làxuất khẩu và thu hút FDI tăng trưởng khá cao, các hoạt động hội nhập quốc tế như đàm phán các Hiệpđịnh thương mại tự do được đẩy mạnh.

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, nhằm hướng tới mục tiêu cơbản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Chính phủ Việt Nam đã hoạch định và triển khainhiều nhóm giải pháp đồng bộ.

Thứ nhất, thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi môhình tăng trưởng theo hướng bền vững với các trọng tâm như:

- Tập trung tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấutài chính- ngân hàng và tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước; đẩy mạnh tái cơ cấu các ngành sảnxuất, dịch vụ, tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm;tăng cường kết nối với mạng sản xuất và chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu đối với các ngành, sản phẩmhiện có lợi thế cạnh tranh như chế biến lương thực, thực phẩm và thủy, hải sản, may mặc và giàyda...

- Tập trung phát triển một số ngành ưu tiên và công nghiệp hỗ trợ như hóa dầu, điện tử và côngnghệ thông tin, cơ khí chế tạo, công nghiệp xanh và năng lượng tái tạo, phụ tùng ô tô, máy nôngnghiệp... để nâng cấp trình độ phát triển của nền kinh tế.

Thứ hai, thực hiện ba khâu độtphá chiến lược về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triểnnguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ.

Thứ ba, tích cực vàchủ động hội nhập quốc tế toàn diện, bao gồm hội nhập kinh tế quốc tế cũng như hội nhập trong cáclĩnh vực khác.

Lànền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là một đầu tàu quantrọng của kinh tế toàn cầu, nhiều năm qua Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam vàluôn thu hút sự quan tâm lớn của các doanh nghiệp Việt Nam.

Việc hai nước cùng ở trong khu vực châuÁ- Thái Bình Dương đang phát triển sôi động và cùng bước vào giai đoạn phát triển quan trọng đangtạo nên những cơ hội rất lớn để tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, KHCN và dulịch...

Chúng tôi mong muốn Trung Quốc trên tinh thần "Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt,đối tác tốt" tiếp tục tạo thuận lợi, mở cửa thị trường hơn nữa cho hàng hóa Việt Nam để từng bướcgiảm nhập siêu từ Trung Quốc, cân bằng thương mại song phương; tăng cường chia sẻ kinh nghiệm và hỗtrợ Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trước mắt, tôi đề nghị hai nước cần tích cựctriển khai tốt Danh mục các dự án hợp tác trọng điểm đã thỏa thuận trong Quy hoạch phát triển 5 nămhợp tác kinh tế-thương mại Việt-Trung 2012-2016. Việt Nam cũng sẵn sàng tạo thuận lợi cho doanhnghiệp Trung Quốc đầu tư với hàm lượng công nghệ cao vào Việt Nam, nhất là phát triển cơ sở hạtầng, công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao; tăng cường phối hợp với Trung Quốc trong khuôn khổ hợptác kinh tế ASEAN-Trung Quốc, tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS)…

Xin Ngài cho biết trong phiên bản nâng cấp hợp tác Trung Quốcvà ASEAN trong tương lai, Việt Nam sẽ phát huy vai trò lớn hơn như thế nào?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thời gian qua, nhấtlàsau 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, hợp tác ASEAN- Trung Quốc ngày càng đượcmở rộng và phát triển toàn diện, đạt được nhiều thành tựu to lớn, đưa ASEAN- Trung Quốc trở thànhmột trong những quan hệ đối thoại phát triển năng động, hiệu quả và toàn diện nhất trong tổng thểquan hệ đối thoại của ASEAN.

Hai bên đã trở thành những đối tác tin cậy về chính trị, gắn kết chặtchẽ về kinh tế, đóng góp tích cực và hiệu quả cho mục tiêu chung là thúc đẩy hòa bình, ổn định, vàthịnh vượng ở khu vực.

Làthành viên tích cực của ASEAN vàláng giềng gần gũicủa Trung Quốc, Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực đóng góp vào việc tăng cường quan hệ đối tácchiến lược và hợp tác hiệu quả giữa ASEAN và Trung Quốc.

Trong giai đoạn 3 năm 2009- 2012, khi điềuphối quan hệ đối thoại ASEAN-Trung Quốc, Việt Nam đã tích cực thúc đẩy và tăng cường quan hệ và hợptác ASEAN- Trung Quốc về nhiều mặt, từ chính trị, an ninh, kinh tế, thương mại, đến khoa học côngnghệ, giao lưu nhân dân… Trong tương lai, Việt Nam sẽ tiếp tục và kiên trì chủ trương này.

Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các nướcASEAN và Trung Quốc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược ASEAN- Trung Quốc phát triển toàn diện vàbền vững hơn nữa, trên cơ sở những nguyên tắc chỉ đạo đã được hai bên xác lập và phát huy nhữngthành tựu to lớn đạt được trong thời gian qua, tương xứng với tầm vóc và tính chất của mối quan hệđối tác chiến lược.

Việt Nam sẽ cùng Trung Quốc và ASEAN phát huy tối đa hiệu quả của các cơ chếđối thoại và tham vấn ở các cấp để tăng cường lòng tin chính trị, tạo cơ sở thúc đẩy hợp tác toàndiện ASEAN-Trung Quốc trên mọi lĩnh vực.

Việt Nam cho rằng hai bên cần tiếp tục thúcđẩy hợp tác kinhtế, thương mại và đầu tưthông qua các cơchếhiện có nhưKhu vực Mậu dịchTựdo ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) và Hội chợ ASEAN- Trung Quốc (CAEXPO), hướng tới mục tiêu nângkim ngạch thương mại lên 500 tỷ đô la năm 2015.

Theo đó, Việt Nam ủng hộ việc nghiên cứu nâng cấpACFTA trở thành một khu vực mậu dịch tự do mang tính toàn diện, với tiêu chuẩn và chất lượng hàngđầu, đóng góp tích cực cho tiến trình hội nhập kinh tế khu vực.

Ngoài ra, Việt Nam cho rằng hai bêncần đặt trọng tâm ưu tiên tăng cường hợp tác kết nối giữa ASEAN và Trung Quốc, nhất là kết nối vềhạ tầng cơ sở có ý nghĩa quan trọng đối với việc gắn kết và phát triển quan hệ các mặt giữa haibên. Đồng thời, cần tăng cường hợp tác văn hóa-xã hội, du lịch, giao lưu nhân dân, giao lưu traođổi thanh niên, báo chí, học thuật…, nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về tầm quan trọng củaquan hệ đối tác chiến lược ASEAN- Trung Quốc.

Vềvấnđề BiểnĐông, trên cơ sở chia sẻ nhận thứcchung về tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở BiểnĐông, ASEAN và Trung Quốc cần tiếp tục tăng cường hợp tác an ninh biển, nhất là thực hiện hiệu quảvà đầy đủ Tuyên bố DOC đi đôi với việc đàm phán chính thức và thực chất để sớm đạt được Bộ Quy tắcCOC nhằm bảo đảm tốt hơn hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông.

Mọi tranh chấpphải được giải quyết bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước củaLiên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Tôi tin rằng quan hệđối tác chiến lược vàhợp tác giữaASEAN vàTrung Quốc cũng như quan hệ song phương giữa các nước thành viên ASEAN với Trung Quốcngày càng phát triển mạnh mẽ, thực chất và hiệu quả, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định vàthịnh vượng chung của khu vực.

Xin cho biết đánh giá của Ngài về Hội chợ lần này?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Cánhântôiđã códịp 5 lần dựHội chợtriển lãmASEAN- Trung Quốc (CAEXPO), tậnmắt chứng kiến quá trình hình thành và phát triển của Hội chợ. Các kỳ Hội chợ luôn để lại cho tôinhững ấn tượng sâu sắc.

Qua 10 năm hình thành và phát triển, đến nay Hội chợ thương mại CAEXPO đãtrở thành một trong những Hội chợ thương mại có uy tín, quy mô và tầm ảnh hưởng hàng đầu tại khuvực. Điều đó không chỉ được thể hiện qua số lượng gian hàng, người tham dự ngày càng lớn (với 4.600gian hàng, 52.000 khách tham quan trong năm 2012), mà còn thể hiện qua tổng giá trị giao dịchthương mại (hơn 1,88 tỷ USD năm 2012), qua số lượng hợp đồng kinh tế đã ký kết (tổng giá trị đầu tưlên đến 8,2 tỷ USD).

Hội chợtriển lãm CAEXPO cũng cho thấy sựphát triển củaquan hệđối tác chiến lược Trung Quốc-ASEAN, thểhiện rõnétvàsinh động qua nhiều hoạt động hợp tác đa dạng, phong phú giữa Trung Quốc và ASEAN, khôngchỉ trong lĩnh vực hợp tác kinh tế-thương mại, trao đổi hàng hóa, mà mở rộng sang các lĩnh vực khácnhư giao thông, giáo dục, môi trường, cảng biển, hợp tác giữa các địa phương hai bên....

Có thểnói, Hội chợ CAEXPO đã thực sự đã trở thành cầu nối quan trọng trong việc tăng cường trao đổi, hợptác kinh tế-thương mại, thúc đẩy hợp tác, tăng cường tình hữu nghị giữa các nước ASEAN và TrungQuốc. Hơn thế nữa, Hội chợ đang ngày càng có sức lan tỏa vượt ra ngoài phạm vi ASEAN và Trung Quốc,thu hút sự quan tâm của các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, thúc đẩy hợp tác liênvùng, liên khu vực….

Hội chợCAEXPO năm nay diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, đúngvào dịpkỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc và cũng là dịpCAEXPO được tổ chức tròn 10 năm.

Đây sẽ là kỳ Hội chợ có quy mô lớn nhất kể từ khi được tổ chức chotới nay với sự tham dự của hầu hết Lãnh đạo, Nguyên thủ các nước thành viên. Tôi cho rằng CAEXPOlần này là một trong những sự kiện đầy ý nghĩa, chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của mối quan hệđối tác chiến lược Trung Quốc-ASEAN, mở ra một giai đoạn phát triển mới trong bối cảnh liên kếtkinh tế khu vực đang ngày càng gia tăng.

Là thành viên của ASEAN, đồng thời là láng giềng gần gũi,có mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, trong liên tiếp 10 kỳ Hội chợ,Việt Nam luôn là nước có đông doanh nghiệp tham gia nhất với số gian hàng nhiều nhất trong 10 nướcASEAN. Trong dịp CAEXPO lần thứ 10 này, như thường lệ, Việt Nam vẫn là nước có số gian hàng vàdoanh nghiệp tham dự đông nhất (200 gian hàng với 110 doanh nghiệp tham gia Hội chợ).

Có thể nói,với những lợi thế gần gũi về địa lý, với tiềm năng hợp tác rộng mở, với sự quan tâm, thiện chí vàlợi ích chung của cả ASEAN và Trung Quốc, với những kinh nghiệm tích lũy từ các kỳ Hội chợ, với vaitrò cửa ngõ hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc của Quảng Tây, tôi hoàn toàn tin tưởng kỳ Hội chợ lầnnày sẽ thành công tốt đẹp, mang lại lợi ích chung cho cả Trung Quốc và ASEAN, đồng thời góp phầncủng cố mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Nguồn Chinhphu.vn


Sự kiện