Thủ tướng: 'Đảng không bao giờ bỏ lãnh đạo nền kinh tế'
Hơn một năm sau khi được tái lập, sáng 19/3, lần đầu tiên Thủ tướng Nguyễn TấnDũng có cuộc làm việc tại trụ sở Ban Kinh tế Trung ương. Từng có thời gian lãnh đạo cơ quan này,Thủ tướng khẳng định việc tái lập là cần thiết vì Đảng lãnh đạo kinh tế, lãnh đạo toàn xã hội, nhànước.
"Đảng không bao giờ bỏ chức năng lãnh đạo kinh tế. Mấy năm vừa rồi không có BanKinh tế song chức năng tham mưu, đề xuất, giám sát kinh tế vẫn giao cho Văn phòng Trung ương Đảng.Khi đó, nhận thức muốn gọn bộ máy mới giao cho Văn phòng chứ không phải bỏ", Thủ tướng nhấnmạnh.
Thực tế, điều này thể hiện qua tính liên tục của đội ngũ cán bộ khi có khoảng 40người từ Văn phòng trung ương Đảng trong tổng số hơn 100 nhân sự của Ban Kinh tế Trung ương.
Đánh giá cao kết quả hoạt động sau một năm, theo Thủ tướng, để làm tốt hơn chứcnăng của mình, Ban Kinh tế cần chủ trì huy động các cơ quan, nhà khoa học tâm huyết hiến kế; từ đótổng hợp ý kiến, kiến nghị với Bộ Chính trị. Về phần mình, Chính phủ luôn hết sức ủng hộ và chủđộng phối hợp. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra yêu cầu phải có quy chế phối hợp giữa Ban với các cơquan của Đảng, mặt trận đoàn thể, đặc biệt là cơ quan của Chính phủ.
Trước đó, phát biểu tại cuộc làm việc, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương ĐìnhHuệ đã đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành, địa phương để Ban Kinh tế tham gia vào các đề án,chương trình ngay từ đầu. Những lần phối hợp vừa qua theo đánh giá của Ban Kinh tế là đã cho kếtquả tốt.
Ông Huệ cũng mong được Thủ tướng dành thời gian làm việc với Ban để chỉ đạo côngtác những vấn đề lớn trong việc hoạch định chính sách kinh tế - xã hội.
Buổi làm việc cũng ghi nhận nhiều ý kiến liên quan đến nội dung sơ kết 5năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Văn Trung cho biết, hiệnđã có báo cáo sơ kết 5 năm và lấy ý kiến 45 bộ ngành địa phương.
Ông Trung cho hay, về cách tiếp cận, đánh giá còn chưa đủ sâu mà cần phải lộingược lại cả quá trình, bởi tất cả các mô hình mới đều có trong đời sống thực tế trước. Cách tổngkết theo ông vì thế cũng phải bắt đầu từthực tế.
Lấy dẫn chứng từ việc quản lý giá xăng dầu, giá điện, ông Trung cho là cực kỳgian nan, có tác động lớn đến đời sống, nhưng phải làm và chọn thời điểm, cách làm. Tương tự đó làvấn đề về đất đai…
"Chúng ta đã lo cho lợi ích số đông, lợi ích người lao động, lo cho nhiều mảng xãhội thì phải làm rõ tính chất xã hội chủ nghĩa ở chỗ nào, nhiều nước cũng làm như vậy, không riênggì Việt Nam", ông Trung chia sẻ.
Còn theo Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Nguyễn Xuân Thắng, lúc này là thờiđiểm để có nhìn nhận đánh giá tổng kết lại 30 năm đổi mới, thay đổi tư duy trong nhận thức pháttriển. "Đây là cơ hội chứ không phải là lo ngại. Về địa phương có nhiều ý kiến chói tai thì phải cólập luận khoa học, thực tiễn để giải thích", ông Thắng nói.
Theo Thủ tướng, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là con đường mới,chưa có ai vạch sẵn mà phải vừa thiết kế, thi công… Vì vậy, sơ kết phải làm rõ, làm sâu sắc.
Chia sẻ băn khoăn với Thứ trưởng Nguyễn Văn Trung, Thủ tướng khẳng định, kinh tếthị trường mà giá xăng dầu vẫn bao cấp thì không thể được. Còn người nghèo thì còn chính sách hỗtrợ. Chính phủ cách đây ít ngày cũng vừa bàn giá bán lẻ điện.
"Đây không phải là bao cấp mà là chính sách xã hội. Nhưng EVN phải công khai minhbạch đầy đủ giá thành. Chúng ta tạm thời chấp nhận độc quyền tự nhiên thì phải công khai minhbạch", Thủ tướng nêu và đặt câu hỏi thêm với các giá dịch vụ thiết yếu khác như như y tế, giáo dụcliệu có nên tiếp tục giữ giá thấp rồi cùng thiếu thốn, khó khăn. Trong khi đó, nhiều gia đình vẫncho con em đi học nước ngoài dù học phí cao.
"Tổng kết phải làm rõ mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩachứ nay muốn tăng giá theo giá thành là khó lắm. Nhiều nơi thiếu người giỏi vì mức lương thấp, cầncó cải cách không, hay mãi duy trì sự cào bằng", Thủ tướng chốt lại.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "Tới đây, Nhà nước, bộ ngành có tiếp tục làm chủ sởhữu doanh nghiệp nhà nước không? Chắc chắn rồi, không lẽ giao cho nước ngoài? Nhưng giao cho các bộthì việc ra chính sách lại không công bằng, còn lập ra một bộ thì không thể quản nổi. Vì thế, phảichọn ra giải pháp là đẩy nhanh cổ phần hoá hệ thống doanh nghiệp nhà nước, giảm bớt vốn Nhà nước đểlàm nhẹ dần vai trò các bộ rồi tính tiếp để thiết kế cơ quan phù hợp". |
Nguyễn Hưng
Nguồn VnExpress