Thứ Ba | 14/10/2014 20:01

Thủ tướng Chính phủ bắt đầu thăm chính thức Đức

Chuyến thăm Đức lần này của Thủ tướng nhằm triển khai Kế hoạch hành động chiến lược giữa hai nước.

Chiều nay (14/10), Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Thủ đô Brussel, kết thúc tốt đẹp chuyếnthăm chính thức Vương quốc Bỉ và Liên minh châu Âu.

Cuối giờ chiều nay theo giờ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũngcùng Đoàn đã đến thành phố Stuttgart, bang Baden Wuerttemberg, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộnghòa liên bang Đức trong hai ngày theo lời mời của Thủ tướng Đức Angela Merkel.



Ra sân bay quốc tế Stuttgart đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có Quốcvụ khanh, Chánh Văn phòng Thủ hiến bang, các quan chức bang Baden Wuerttemberg; Đại sứ Việt Nam tạiĐức Nguyễn Thị Hoàng Anh; cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và Tổng lãnh sự Việt Nam tại Frankfurt cùngcộng đồng người Việt đang sinh sống, làm ăn, học tập tại Stuttgart.

Chuyến thăm Đức lần này của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhằm triểnkhai Kế hoạch hành động chiến lược giữa hai nước, thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Đức trên các lĩnh vực,nhất là hợp tác lao động, đào tạo nghề, giáo dục cũng như các dự án lớn mà hai nước đã ký kết.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ cùng cácnhà lãnh đạo Đức thống nhất các hoạt động chuẩn bị kỷ niệm 40 năm hai nước thiết lập ngoại giao vàonăm 2015, đồng thời trao đổi các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.

Cho đến thời điểm này, Đức là đối tác thương mại lớn nhất của ViệtNam ở châu Âu. Kim ngạch thương mại song phương Việt -Đức tăng đều trên 10 %/năm và 8 tháng đầu năm2014 đã đạt khoảng 4,9 tỷ USD. Đức ủng hộ EU sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam,thúc đẩy đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam-EU nhằm tăng cường tối đa kinh tế,thương mại giữa hai nước.

Việt Nam là thị trường có tiềm năng phát triển nhanh của Đức ở châuÁ. Đến nay, Đức có 232 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,25 tỷ USD tập trung vàolĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất, phân phối điện, khí…


Doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có 17 dự án đầu tư còn hiệu lực tạiĐức với tổng vốn đầu tư đạt trên 92 triệu USD trong các lĩnh vực tài chính - ngân hàng, dịch vụ ănuống và lưu trú, bất động sản, thương mại... Đức là một trong những nước viện trợ nhiều và thườngxuyên ODA cho Việt Nam với trên 1,5 tỷ USD và cũng là một trong những đối tác quan trọng nhất củaViệt Nam trong lĩnh vực dạy nghề.

** Trước khi rời rời Thủ đô Brussel, Bỉ, trưa nay theo giờ ViệtNam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp với Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz.

Chúc mừng ông Martin Schulz được tín nhiệm tái đắc cử chức Chủ tịchNghị viện châu Âu, Thủ tướng thông báo kết quả các cuộc gặp với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Barroso vàChủ tịch Hội đồng châu Âu Van Rompuy.

Thủ tướng khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác vớiLiên minh châu Âu (EU) nói chung và các nước thành viên EU nói riêng, đồng thời nhấn mạnh vai tròquan trọng của Nghị viện châu Âu trong tăng cường quan hệ Việt Nam-EU.

Thủ tướng đề nghị Nghị viện sớm phê chuẩn Hiệp định khung Đối tácvà Hợp tác toàn diện (PCA) với Việt Nam và tích cực ủng hộ việc ký kết và phê chuẩn Hiệp địnhthương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) trong thời gian sớm nhất có thể để góp phần đẩy mạnh hơn nữaquan hệ kinh tế - thương mại.

Chủ tịch Nghị viện châu Âu bày tỏ vui mừng trước những tiến triểntích cực của quan hệ Việt Nam - EU; bày tỏ coi trọng hợp tác với Việt Nam; khẳng định Việt Nam cóvai trò quan trọng trong chính sách châu Á của EU và mong muốn tăng cường hợp tác toàn diện vớiViệt Nam, nhất là quan hệ liên Nghị viện.

Nghị viện châu Âu sẽ tham gia tích cực vào phát triển quan hệ hợptác Việt Nam - EU. Chủ tịch Nghị viện châu Âu hứa sẽ kêu gọi các nước thành viên EU còn lại (12nước) hoàn tất phê chuẩn PCA trong năm 2015 và sẽ tích cực ủng hộ để hai bên có thể ký EVFTA vàođầu 2015.

Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz đặc biệt đánh giá cao vaitrò của Việt Nam trong giải quyết hoà bình các mâu thuẫn ở Biển Đông thông qua các biện pháp hòabình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chuyển lời mời của Chủtịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tới ông Martin Schulz đến thăm Việt Nam vào thời gian thíchhợp./.

Nguồn VOV News


Sự kiện