Thủ tướng: Bất ổn ở biển Đông có thể đảo ngược đà hồi phục của kinh tế thế giới
Các diễn giả tham dự phiên khai mạc gồm có: Chủ tịch WEF Klaus Schwab, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono, Tổng thống Philippines Benigno Simeon Aquino và Phó Tổng thống Myanmar Nyan Tun.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu tại buổi lễ khai mạc.
Mở đầu bài phát biểu, Thủ tướng nhận định hội nghị diễn ra trong bối cảnh châu Á Thái Bình Dương là khu vực tăng trưởng nhanh trên thế giới. Tuy nhiên, có thể nhận thấy sự suy giảm của một số nền kinh tế với nguyên nhân là do động lực tăng trưởng không đủ mạnh và do đó cần phải tìm kiếm động lực mới.
Các nước có thể tìm kiếm động lực thông qua toàn cầu hóa, đẩy mạnh quá trình thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ nhanh hơn và bền vững hơn.
Các nước trong khu vực cũng đang tranh thủ hợp tác kinh tế sôi động nhiều cấp độ để chuyển hóa thành phát triển bền vững.
Việt Nam tích cực xây dựng AEC 2015, hiệp định TPP và các hiệp định thương mại tự do EU, liên minh thuế quan.
Thủ tướng tin tưởng rằng đây là cơ hội tốt để các DN đẩy mạnh đầu tư với Viêt Nam nói riêng cũng như các nước trong khu vực nói chung.
Một cách tìm động lực khác là cải cách thể chế cơ cấu kinh tế. Tất cả nước phát triển cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục. Thủ tướng nhận định diễn đàn chọn thúc đẩy tăng trưởng đồng đều là phù hợp. Kinh nghiệm Việt Nam cho thấy cải cách trong nước kết hợp với hội nhập quốc tế là cách hiệu quả để phát triển bền vững.
Không thể có phát triển nếu không có hòa bình và ổn định. Việt Nam luôn nỗ lực đóng góp vào hòa bình.
Thủ tướng cũng chia sẻ sự quan ngại của giáo sư Swab tại diễn đàn Davos và nay là nguy cơ bất ổn đang tăng lên.
Tranh chấp ở biển Đông ngày càng phức tạp đe dọa ổn định hòa bình an ninh khu vực. Trên 3/4 hàng hóa trên thế giới được vận chuyển qua đường biển và 2/3 số đó qua biển đông. Do đó, bất ổn sẽ ảnh hưởng, nhiều nền kinh tế bị ảnh hưởng, có thể đảo ngược đà phục hồi kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, tình hình đang diễn biến rất phức tạp tại biển đông. Từ ngày 11/5, Trung Quốc đã sử dụng 130 tàu có cả quân sự để đặt giàn khoan dầu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đây là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng luật pháp quốc tế và DOC mà TQ tham gia ký kết.
Hành động của Trung Quốc đang ảnh hưởng đến hòa bình ở Việt Nam cũng như của khu vực.
Việt Nam luôn mong muốn hòa bình, kiềm chế, sử dụng mọi biện pháp ngoại giao để buộc TQ rút giàn khoan. Tuy nhiên, cho đến nay, Trung Quốc không những đáp ứng nhu cầu chính đáng của VN mà còn vu khống, đe dọa Việt Nam và hành động của Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng hơn.
VN phản đối, nhiều nơi tự phát biểu tình, trong đó có một số người vi phạm pháp luật, chính phủ VN đã ngăn chặn kịp thời. Tình hình đã trở lại ổn định, các Doanh nghiệp hoạt động bình thường.
Việt Nam cảm ơn các nước đã ủng hộ VN bảo vệ chủ quyền. Chúng tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác và ủng hộ của cộng đồng thế giới.
Chủ tịch WEF nhắc lại là WEF là tổ chức trung lập. Tuy nhiên, WEF kêu gọi các bên thảo luận để tìm cách giải quyết vấn đề có thể tạo ra tình hình không mong muốn. Chúng ta sống trong thế giới toàn cầu và do đó cần hòa bình trên toàn cầu.
Nguồn CafeF/Trí Thức Trẻ