Thứ Tư | 14/11/2012 09:59
Thủ tướng báo cáo về tình hình tái cơ cấu nền kinh tế
Theo báo cáo của Thủ tướng, Chính phủ hiện đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, rà soát lại doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức tín dụng...
->> Toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng trước Quốc hội
Trong 2 ngày vừa qua, 4 trưởng ngành gồm Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã đăng đàn trả lời chất vấn.
Sáng nay (14/11), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thay mặt Chính phủ giải đáp thêm những câu hỏi liên quan tới việc điều hành kinh tế và các quyết sách của Chính phủ thời gian qua.
Về vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã xây dựng Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế tập trung triển khai 3 lĩnh vực: tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty; cơ cấu lại các tổ chức tín dụng.
Tái cơ cấu đầu tư: Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý
Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, trình Quốc hội sửa Luật ngân sách nhà nước, ban hành Luật đầu tư công.
Triển khai thực hiện kết luận của Hội nghị Trung ương lần thứ ba khóa XI và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ và kiểm soát chặt chẽ đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.
Từng bước điều chỉnh cơ cấu đầu tư công theo hướng giảm dần tỷ trọng và nâng cao hiệu quả; kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải. Hoàn thiện cơ chế nhằm tăng cường trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu và tư vấn giám sát trong việc bảo đảm chất lượng và tiến độ công trình, xử lý nghiêm các vi phạm.
Đổi mới cơ chế phân bổ vốn đầu tư, thực hiện cân đối vốn đầu tư theo kế hoạch trung hạn; kiên quyết tập trung vốn cho các công trình dự án quan trọng, cấp thiết, sớm hoàn thành, đưa nhanh vào sử dụng để phát huy hiệu quả.
Ưu tiên bố trí vốn cho các công trình đã hoàn thành, các công trình cần thiết phải hoàn thành trong năm 2013 và vốn đối ứng cho các dự án ODA. Các dự án, công trình khởi công mới phải được kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm thủ tục đầu tư, xác định rõ nguồn vốn. Đối với các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu chính phủ nhưng không có nguồn để bố trí tiếp thì chuyển sang hình thức đầu tư khác phù hợp hoặc phải tạm đình chỉ.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý đầu tư, trước hết là đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ theo hướng bảo đảm quản lý thống nhất của Trung ương về mục tiêu và danh mục các chương trình, dự án theo quy hoạch. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch làm căn cứ để xây dựng các chương trình, kế hoạch đầu tư trung và dài hạn.
Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội trong những năm tới là rất lớn trong khi nguồn vốn Ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, nguồn ODA ưu đãi đang giảm dần khi Việt Nam trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Vì vậy, cùng với việc cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả đầu tư công phải có giải pháp thu hút được nhiều vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước.
Tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA làm cơ sở cho việc vận động tài trợ; chỉ đạo sửa đổi cơ chế đầu tư theo các hình thức BT, BOT, PPP và các chính sách phí, thuế, giải phóng mặt bằng; tiến hành tổng kết 25 năm thu hút đầu tư nước ngoài... để có cơ chế, chính sách hấp dẫn hơn, nhằm thu hút được nhiều nguồn vốn ngoài Nhà nước tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tăng năng lực sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Chính phủ đang chỉ đạo rà soát, đánh giá lại các tập đoàn
Tháng 7/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Thực hiện nghiêm túc Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 Khóa XI về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nước, Chính phủ đang triển khai các nội dung sau đây:
Rà soát phân loại doanh nghiệp để quyết định tỷ lệ tham gia vốn của Nhà nước; điều chỉnh cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng, cung cấp hàng hoá dịch vụ công thiết yếu, công nghiệp nền tảng, các ngành, lĩnh vực có công nghệ cao, sức lan toả lớn.
Tiếp tục sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước theo các phương án đã được phê duyệt; thực hiện lộ trình thoái vốn nhà nước ở những công ty cổ phần mà Nhà nước không cần chi phối.
Tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước theo các loại hình công ty phù hợp; áp dụng chế độ quản trị tiên tiến; thực hiện minh bạch công khai trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo các tiêu chí của công ty niêm yết.
Đặt doanh nghiệp nhà nước vào môi trường cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Thực hiện cơ chế đặt hàng của Nhà nước và hạch toán theo cơ chế thị trường đối với doanh nghiệp trong việc thực hiện chức năng hỗ trợ điều tiết vĩ mô và thực hiện an sinh xã hội.
Cùng với việc chấm dứt thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế, Chính phủ đang chỉ đạo rà soát, đánh giá lại các tập đoàn, yêu cầu các tập đoàn thực hiện thoái vốn trong các ngành nghề không phải là ngành nghề kinh doanh chính. Khẩn trương phê duyệt đề án tái cơ cấu của từng tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng: Thanh tra toàn diện và kiểm toán bắt buộc 9 ngân hàng
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng với lộ trình cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu hình thành hệ thống tổ chức tín dụng đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình; hoạt động an toàn, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh cao; vận hành theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Trong giai đoạn 2011-2015, tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính, tăng cường năng lực, cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu đối với từng loại hình tổ chức tín dụng (ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, quĩ tín dụng nhân dân, tổ chức tín dụng nước ngoài...) phù hợp với tình trạng tài chính của từng tổ chức tín dụng.
Đã thực hiện giám sát hoạt động, thanh tra toàn diện và kiểm toán bắt buộc đối với 9 ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém; yêu cầu từng ngân hàng này tự xây dựng và triển khai phương án cơ cấu lại theo đúng pháp luật và lộ trình cụ thể.
Đến nay, đã sắp xếp được 6 ngân hàng và hoạt động của các ngân hàng này đã dần ổn định, quyền lợi của người gửi tiền được bảo đảm, Nhà nước không bỏ tiền bù đắp cho các tổ chức tín dụng này.
Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chí quản lý hoạt động của các tổ chức tín dụng theo hướng tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế; tăng cường giám sát, kiểm tra hoạt động của các tổ chức tín dụng; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm an toàn hệ thống.
Trong 2 ngày vừa qua, 4 trưởng ngành gồm Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã đăng đàn trả lời chất vấn.
Sáng nay (14/11), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thay mặt Chính phủ giải đáp thêm những câu hỏi liên quan tới việc điều hành kinh tế và các quyết sách của Chính phủ thời gian qua.
Về vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã xây dựng Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế tập trung triển khai 3 lĩnh vực: tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty; cơ cấu lại các tổ chức tín dụng.
Tái cơ cấu đầu tư: Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý
Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, trình Quốc hội sửa Luật ngân sách nhà nước, ban hành Luật đầu tư công.
Triển khai thực hiện kết luận của Hội nghị Trung ương lần thứ ba khóa XI và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ và kiểm soát chặt chẽ đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.
Từng bước điều chỉnh cơ cấu đầu tư công theo hướng giảm dần tỷ trọng và nâng cao hiệu quả; kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải. Hoàn thiện cơ chế nhằm tăng cường trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu và tư vấn giám sát trong việc bảo đảm chất lượng và tiến độ công trình, xử lý nghiêm các vi phạm.
Đổi mới cơ chế phân bổ vốn đầu tư, thực hiện cân đối vốn đầu tư theo kế hoạch trung hạn; kiên quyết tập trung vốn cho các công trình dự án quan trọng, cấp thiết, sớm hoàn thành, đưa nhanh vào sử dụng để phát huy hiệu quả.
Ưu tiên bố trí vốn cho các công trình đã hoàn thành, các công trình cần thiết phải hoàn thành trong năm 2013 và vốn đối ứng cho các dự án ODA. Các dự án, công trình khởi công mới phải được kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm thủ tục đầu tư, xác định rõ nguồn vốn. Đối với các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu chính phủ nhưng không có nguồn để bố trí tiếp thì chuyển sang hình thức đầu tư khác phù hợp hoặc phải tạm đình chỉ.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý đầu tư, trước hết là đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ theo hướng bảo đảm quản lý thống nhất của Trung ương về mục tiêu và danh mục các chương trình, dự án theo quy hoạch. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch làm căn cứ để xây dựng các chương trình, kế hoạch đầu tư trung và dài hạn.
Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội trong những năm tới là rất lớn trong khi nguồn vốn Ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, nguồn ODA ưu đãi đang giảm dần khi Việt Nam trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Vì vậy, cùng với việc cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả đầu tư công phải có giải pháp thu hút được nhiều vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước.
Tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA làm cơ sở cho việc vận động tài trợ; chỉ đạo sửa đổi cơ chế đầu tư theo các hình thức BT, BOT, PPP và các chính sách phí, thuế, giải phóng mặt bằng; tiến hành tổng kết 25 năm thu hút đầu tư nước ngoài... để có cơ chế, chính sách hấp dẫn hơn, nhằm thu hút được nhiều nguồn vốn ngoài Nhà nước tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tăng năng lực sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Chính phủ đang chỉ đạo rà soát, đánh giá lại các tập đoàn
Tháng 7/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Thực hiện nghiêm túc Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 Khóa XI về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nước, Chính phủ đang triển khai các nội dung sau đây:
Rà soát phân loại doanh nghiệp để quyết định tỷ lệ tham gia vốn của Nhà nước; điều chỉnh cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng, cung cấp hàng hoá dịch vụ công thiết yếu, công nghiệp nền tảng, các ngành, lĩnh vực có công nghệ cao, sức lan toả lớn.
Tiếp tục sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước theo các phương án đã được phê duyệt; thực hiện lộ trình thoái vốn nhà nước ở những công ty cổ phần mà Nhà nước không cần chi phối.
Tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước theo các loại hình công ty phù hợp; áp dụng chế độ quản trị tiên tiến; thực hiện minh bạch công khai trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo các tiêu chí của công ty niêm yết.
Đặt doanh nghiệp nhà nước vào môi trường cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Thực hiện cơ chế đặt hàng của Nhà nước và hạch toán theo cơ chế thị trường đối với doanh nghiệp trong việc thực hiện chức năng hỗ trợ điều tiết vĩ mô và thực hiện an sinh xã hội.
Cùng với việc chấm dứt thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế, Chính phủ đang chỉ đạo rà soát, đánh giá lại các tập đoàn, yêu cầu các tập đoàn thực hiện thoái vốn trong các ngành nghề không phải là ngành nghề kinh doanh chính. Khẩn trương phê duyệt đề án tái cơ cấu của từng tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng: Thanh tra toàn diện và kiểm toán bắt buộc 9 ngân hàng
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng với lộ trình cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu hình thành hệ thống tổ chức tín dụng đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình; hoạt động an toàn, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh cao; vận hành theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Trong giai đoạn 2011-2015, tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính, tăng cường năng lực, cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu đối với từng loại hình tổ chức tín dụng (ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, quĩ tín dụng nhân dân, tổ chức tín dụng nước ngoài...) phù hợp với tình trạng tài chính của từng tổ chức tín dụng.
Đã thực hiện giám sát hoạt động, thanh tra toàn diện và kiểm toán bắt buộc đối với 9 ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém; yêu cầu từng ngân hàng này tự xây dựng và triển khai phương án cơ cấu lại theo đúng pháp luật và lộ trình cụ thể.
Đến nay, đã sắp xếp được 6 ngân hàng và hoạt động của các ngân hàng này đã dần ổn định, quyền lợi của người gửi tiền được bảo đảm, Nhà nước không bỏ tiền bù đắp cho các tổ chức tín dụng này.
Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chí quản lý hoạt động của các tổ chức tín dụng theo hướng tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế; tăng cường giám sát, kiểm tra hoạt động của các tổ chức tín dụng; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm an toàn hệ thống.
Nguồn Khampha