Thứ Tư | 23/05/2012 21:10
Thu phí bảo hiểm tiền gửi dựa trên xếp hạng tín nhiệm của tổ chức tín dụng
Chính phủ được giao quyết định khung phí bảo hiểm tiền gửi, từ đó NHNN quy định mức phí cụ thể dựa trên đánh giá, phân loại các tổ chức tín dụng.
Chiều 23/5, Quốc hội làm việc tại Hội trường để thảo luận, góp ý vào Dự án Luật bảo hiểm tiền gửi.
Bên cạnh đa số ý kiến tán thành việc chỉ bảo hiểm tiền gửi VND của cá nhân và giao Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi, các đại biểu cũng cho ý kiến về phí bảo hiểm tiền gửi và hạn mức trả tiền bảo hiểm.
Về phí bảo hiểm tiền gửi, một số ý kiến nhất trí không quy định cứng nhắc mức phí bảo hiểm tiền gửi trong dự thảo Luật mà giao Thủ tướng Chính phủ quy định mức phí bảo hiểm tiền gửi theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong từng thời kỳ.
Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định nguyên tắc, tiêu chí tính phí bảo hiểm tiền gửi, theo đó tính phí bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở định mức tín nhiệm, mức độ rủi ro của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi hoặc quy định ngay mức phí bảo hiểm tiền gửi cụ thể trong luật.
Sau khi thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất, việc xác định phí bảo hiểm tiền gửi dựa trên định mức tín nhiệm của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là cần thiết nhằm đảm bảo sự công bằng cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Từ năm 2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tiến hành xếp loại các tổ chức tín dụng theo mức độ tín nhiệm nên việc thu phí bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở này là khả thi.
Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội quy định nội dung này trong dự thảo Luật theo hướng giao Chính phủ quyết định khung phí bảo hiểm tiền gửi để phù hợp với thẩm quyền của Chính phủ. Trên cơ sở khung phí này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức phí cụ thể cho các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền dựa trên đánh giá, phân loại các tổ chức tín dụng.
Về hạn mức trả tiền bảo hiểm, đa số ý kiến nhất trí giao Thủ tướng Chính phủ quy định và điều chỉnh hạn mức trả tiền bảo hiểm trong từng thời kỳ theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, về lâu dài cần nghiên cứu để quy định một hạn mức trả tiền bảo hiểm cụ thể ngay trong Luật.
Bên cạnh đa số ý kiến tán thành việc chỉ bảo hiểm tiền gửi VND của cá nhân và giao Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi, các đại biểu cũng cho ý kiến về phí bảo hiểm tiền gửi và hạn mức trả tiền bảo hiểm.
Về phí bảo hiểm tiền gửi, một số ý kiến nhất trí không quy định cứng nhắc mức phí bảo hiểm tiền gửi trong dự thảo Luật mà giao Thủ tướng Chính phủ quy định mức phí bảo hiểm tiền gửi theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong từng thời kỳ.
Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định nguyên tắc, tiêu chí tính phí bảo hiểm tiền gửi, theo đó tính phí bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở định mức tín nhiệm, mức độ rủi ro của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi hoặc quy định ngay mức phí bảo hiểm tiền gửi cụ thể trong luật.
Sau khi thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất, việc xác định phí bảo hiểm tiền gửi dựa trên định mức tín nhiệm của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là cần thiết nhằm đảm bảo sự công bằng cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Từ năm 2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tiến hành xếp loại các tổ chức tín dụng theo mức độ tín nhiệm nên việc thu phí bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở này là khả thi.
Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội quy định nội dung này trong dự thảo Luật theo hướng giao Chính phủ quyết định khung phí bảo hiểm tiền gửi để phù hợp với thẩm quyền của Chính phủ. Trên cơ sở khung phí này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức phí cụ thể cho các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền dựa trên đánh giá, phân loại các tổ chức tín dụng.
Về hạn mức trả tiền bảo hiểm, đa số ý kiến nhất trí giao Thủ tướng Chính phủ quy định và điều chỉnh hạn mức trả tiền bảo hiểm trong từng thời kỳ theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, về lâu dài cần nghiên cứu để quy định một hạn mức trả tiền bảo hiểm cụ thể ngay trong Luật.
Nguồn DVT