Nhiều kiến nghị về việc tăng lương tối thiểu cho người lao động. Ảnh: Quý Hòa

 
Minh Đức Thứ Sáu | 13/07/2018 15:20

Thu nhập bình quân của người lao động có đủ sống?

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Công nhân và Công đoàn mới công bố, tổng thu nhập trung bình của người lao động đạt gần 5,53 triệu đồng/tháng.

Những con số thực về năng suất lao động Việt Nam

Lao động Việt Nam tại nước ngoài gửi về nước 3 tỷ USD


Nếu chi tiêu cho một người ở TP.HCM, Hà Nội, hay vài địa phương có mức sinh hoạt tương đương, 5,53 triệu đồng có chia đủ để sống cho 30 ngày hay không?

Trước đó, Theo kết quả khảo sát tiền lương năm 2018 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tiền lương cơ bản hằng tháng trung bình của lao động tại Việt Nam là 4,67 triệu đồng, tăng 4,24% so với năm 2017. Có 17,4% người lao động cho biết có dư dật và tích luỹ sau khi nhận lương và chi tiêu; 43,7% cho biết vừa đủ trang trải cho cuộc sống; 26,5% phải chi tiêu tằn tiện và kham khổ (tăng 5,8% so với năm 2017); 12,5% cho biết thu nhập không đủ sống.

Cần tăng thêm mức lương cho người lao động

Từ con số trên, cùng một số tờ báo ra sáng 13.7 bàn lại câu chuyện phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2019 được đưa ra tại phiên họp thứ nhất của Hội đồng Tiền lương Quốc gia cách đây 1 tuần trước. Cũng như mọi năm, khi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất phương án tăng 8,0% (tức tăng từ 220.000 - 330.000 đồng), đại diện người sử dụng lao động là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lại đề nghị không tăng.

Báo Lao động trích ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động cho rằng, đề xuất tăng lương tối thiểu tăng 8% là phù hợp, để đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Bên cạnh đó, nội lực nội tại của nền kinh tế đã tốt hơn nhiều. Chính phủ đang tiến hành cắt giảm mạnh mẽ thủ tục hành chính, giúp doanh nghiệp giảm chi phí chính thức và phi chính thức, từ đó có thể quay lại hỗ trợ người lao động.

Thu nhap binh quan cua nguoi lao dong co du song?
 
Hiệp hội Dệt may kiến nghị, giãn thời gian tăng lương tối thiểu vùng mức 2 - 3 năm/lần.

Trong khi đó, các đại diện bên phía doanh nghiệp lại đưa ra lý lẽ riêng của họ. Ví dụ, năng suất lao động của Việt Nam "đội sổ" khu vực, tốc độ năng suất cũng khiêm tốn trong khi lương tối thiểu vùng tăng bình quân đối với các doanh nghiệp trong nước là 20,4%, đối với doanh nghiệp FDI là 14,4%. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp đề nghị tạm dừng điều chỉnh lương tối thiểu trong năm 2019. 

Hiệp hội Dệt may kiến nghị, giãn thời gian tăng lương tối thiểu vùng mức 2 - 3 năm/lần thay vì hàng năm bởi ngoài tăng chi phí, doanh nghiệp còn mất nhiều thời gian, công sức sửa lại bảng lương, mức phí, mức trích nộp cho từng lao động.

Đặc biệt, lương tối thiểu không phải điều duy nhất doanh nghiệp "sợ" mà bảo hiểm xã hội và các khoản phí khác tăng theo khi mặt bằng lương tối thiểu vùng tăng cũng là nỗi ám ảnh lớn của doanh nghiệp.

Mỗi bên đều đưa ra những lý lẽ riêng để bảo vệ quan điểm của mình. Những tranh cãi về mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng 2019 được dự đoán sẽ tiếp diễn trước khi đưa ra mức đề xuất cụ thể đê dung hòa các bên. Gần đây nhất, năm 2017, qua 3 lần thương lượng căng thẳng, đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 mới được chốt ở mức 6,5% so với năm trước.

Thu nhap binh quan cua nguoi lao dong co du song?
Nguồn: VnEconomy

Việt Nam có tốc độ tăng lương cao

Theo khảo sát về thị trường nhân lực Việt Nam của JobStreet.com, trang tìm kiếm việc làm, Việt Nam có tốc độ tăng lương bình quân năm nhanh nhất so với khu vực. 

Cụ thể, tính trung bình tỷ lệ tăng lương của Việt Nam từ 20% đến 24%, trong khi ở các nước khác chỉ khoảng 16%. Vị trí tăng lương cao nhất đến khoảng 32% là giám đốc cấp cao; tiếp theo tăng 26% là trưởng phòng cấp trung... Cùng nhu cầu tuyển dụng tiếp tục tăng trưởng khả quan thì tốc độ tăng lương sẽ còn lên cao trong thời gian tới. 

Đồng thời, người tìm việc Việt Nam có chỉ số hạnh phúc (Happiness Index) cao thứ hai trong khu vực mặc dù đang trên đà giảm nhẹ.

Hiện, ba ngành có nhu cầu tuyển dụng phát triển thần tốc trong năm tới ở Việt Nam là sản xuất, bán buôn, xây dựng - kỹ thuật. Bởi lẽ, Việt Nam là nước trong khu vực được dự đoán có sự bùng nổ về tăng trưởng quy mô doanh nghiệp - đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc tuyển dụng lao động.

Cũng theo khảo sát của đơn vị này, tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam đang khá khả quan với động lực đến từ FDI. Trong 10 tháng năm 2017, vốn đầu tư FDI đã tăng trưởng 37,4% so với cùng kỳ năm trước. Điều này tạo ra những cơ hội việc làm được mong đợi trong năm 2018. Theo đó, sản xuất, bán buôn, xây dựng - kỹ thuật là 3 ngành có nguồn vốn FDI đổ vào cao nhất. 

Tuy nhiên, các doanh nghiệp đánh giá rằng việc tìm kiếm ứng viên có kỹ năng, tay nghề; phù hợp với văn hóa doanh nghiệp là những trở ngại lớn nhất.

Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia duy nhất có nhu cầu cao nhất về những ứng viên cấp quản lý. Và những lĩnh vực đang thiếu hụt trầm trọng ứng viên có kỹ năng là xây dựng, máy tính - công nghệ thông tin.

Ngoài chiến lược giữ chân nhân tài, các doanh nghiệp có kế hoạch tuyển dụng dài hạn và vững chắc để có thể tuyển đủ nhân viên và hạn chế tình trạng thiếu hụt nhân viên đột xuất. Đặc biệt, trong tình hình kinh tế phát triển khả quan trong giai đoạn sắp tới vẫn là thách thức lớn cho thị trường lao động Việt Nam.

Nguồn Tổng hợp