Thông tư 05: Từ ngày 28/4/2014, NĐT nước ngoài không được để số dư tiền tại tài khoản CTCK
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành thông tư số 05/2014/TT-NHNN về hướng dẫn việc mở và sử dụng tàikhoản vốn đầu tư gián tiếp (FII) để thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại ViệtNam.
Thông tư này áp dụng từ ngày 28/4/2014.
bao gồm việc góp vốn, mua bán cổ phần, phần vốn góptrong DN Việt Nam chưa niêm yết, trên thị trường UpCOM và thị trường niêm yết và , ; mua bán trái phiếu và cácchứng khoán trên TTCK Việt Nam, mua bán giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam do người cư trú là tổchức được phép phát hành trên lãnh thổ Việt Nam, ủy thác đầu tư bằng đồng Việt Nam qua công ty quảnlý quỹ, CTCK và các tổ chức được phép thực hiện nghiệp vụ ủy thác đầu tư. |
Chỉ được mở 1 tài khoản đầu tư vốn gián tiếp duy nhất
Theo nội dung của thông tư này, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được giao dịch trên duy nhất.Nếu muốn chuyển sang tài khoản của ngân hàng khác, NĐT nước ngoài phải đóng tài khoản vốn đầu tưgián tiếp đã mở, chuyển toàn bộ số dư trên tài khoản này sang tài khoản mới.
Số dư trên tài khoản vốn đầu tư gián tiếp của NĐT nước ngoài không được chuyển sang tiền gửi cókỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Với quy định này, NĐT nước ngoài sẽ không được để tiền tại tài khoản củaCTCK mà phải chuyển về tài khoản vốn đầu tư gián tiếp tại ngân hàng được phép.
Chuyển đổi hình thức đầu tư
NĐT nước ngoài chuyển đổi từ hình thức đầu tư gián tiếp (góp vốn nhưng không quản lý, điều hành)sang đầu tư trực tiếp (tham gia quản lý điều hành), việc chuyển đổi như sau:
Trường hợp NĐT nước ngoài không tiếp tục thực hiện đầu tư gián tiếp tại ViệtNam, sau khi hoàn tất thủ tục chuyển đổi hình thức đầu tư theo quy định của phápluật, NĐT nước ngoài thực hiện mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng đồng Việt Nam tại ngân hàngđược phép, sau đó đóng tài khoản vốn gián tiếp và chuyển toàn bộ số dư sang tài khoản đầu tư trựctiếp bằng đồng Việt Nam nêu trên.
Trường hợp tiếp tục hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam, NĐT nướcngoài được sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp đã mở trước đây để thực hiện đầu tư trên cơ sởtuân thủ các quy định của Thông tư này và các quy định liên quan. Đồng thời mở tài khoản vốn đầu tưtrực tiếp theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
Chuyển đổi tài khoản vốn trong 90 ngày
Theo quy định của Thông tư, trong vòng 90 ngày kể từ ngày Thông tư có hiệu lực(28/4/2014), NĐT nước ngoài phải có trách nhiệm chuyển đổi tài khoản vốn đầu tư gián tiếpđể thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam.
Trường hợp NĐT nước ngoài đã mở tài khoản góp vốn, mua cổ phần bằng đồng Việt Nam thì chuyển đổitên tài khoản nêu trên thành tài khoản vốn đầu tư gián tiếp.
Trường hợp NĐT nước ngoài mở tài khoản góp vốn bằng đồng Việt Nam, có số dư bằngđồng Việt Nam trên tài khoản của CTCK mở tại ngân hàng được phép thì (i) chuyển têntài khoản thành tài khoản vốn đầu tư gián tiếp, (ii) chuyển số dư trên tài khoản của CTCK sang tàikhoản vốn đầu tư gián tiếp.
Trường hợp NĐT nước ngoài chưa mở tài khoản góp vốn, mua cổ phần bằngđồng Việt Nam tại ngân hàng được phép: (i) NĐT nước ngoài mở tài khoản đầu tư vốn gián tiếp tạingân hàng được phép, (ii) chuyển số dư đồng Việt Nam trên tài khoản mở tại ngân hàng được phép sangtài khoản vốn đầu tư gián tiếp đã mở nêu trên.
Trường hợp NĐT nước ngoài đã mở tài khoản góp vốn, mua cổ phần bằngđồng Việt Nam nhưng có số dư tiền gửi ngoại tệ thì phải chuyển sang thànhđồng Việt Nam.
Nếu không tiếp tục đầu tư gián tiếp, NĐT nước ngoài được phép chuyển số dư tiền gửi đồng ViệtNam của mình hoặc số dư tiền gửi ngoại tệ của mình trên tài khoản của CTCK sang tài khoản của NĐTnước ngoài mở tại ngân hàng được phép để phục vụ mục đích hợp pháp tại Việt Nam. Hoặc sử dụng số dưđồng Việt Nam để tại tài khoản CTCK mở tại ngân hàng được phép để mua ngoại tệ và chuyển ra nướcngoài trên cơ sở xuất trình hồ sơ, chứng từ hợp lệ phù hợp với quy định hiện hành về quản lý ngoạihối.
Sau 90 ngày mà NĐT nước ngoài không thực hiện chuyển đổi tài khoản vốnđầu tư gián tiếp, sẽ không được thực hiện đầu tư gián tiếp tại ViệtNam.