Thứ Hai | 06/01/2014 10:54

Thông điệp của Thủ tướng

Bài bình luận về Thông điệp Thủ tướng của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng.

Mặc dù bài viết của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có tiêu đề là: “Hoàn thiện thể chế, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2014, tạo nền tảng phát triển nhanh và bền vững”, được nhiều người gọi một cách ngắn gọn là thông điệp của Thủ tướng.

Trên thế giới, hằng năm, những người đứng đầu hành pháp thường đưara thông điệp để công bố về định hướng hành động của Chính phủ cho thời gian sắp tới. Ở ta, đâychưa phải là một thông lệ.

Tuy nhiên, bài viết của Thủ tướng xuất hiện không chỉ trùng vàongày đầu tiên của năm 2014, mà còn trùng vào ngày đầu tiên hiến pháp mới của nước ta có hiệulực.

Trong hiến pháp mới, Chính phủ được giao trách nhiệm "thực hiệnquyền hành pháp" (Điều 94, Hiến pháp năm 2013). Mà như vậy, thì Thủ tướng nước ta chính thức trởthành người đứng đầu hành pháp. Và việc Thủ tướng có thông điệp phải chăng phản ánh tinh thần mớinày của hiến pháp?

Một trong những thông điệp quan trọng xuyên suốt bài viết của Thủtướng là chúng ta phải đẩy mạnh cải cách thể chế để kiến tạo động lực mới cho sự phát triển nhanhhơn và bền vững hơn. Thông điệp này cũng có nền tảng hiến định khá vững chắc.

Trong cải cách thể chế thì nhiệm vụ quan trọng nhất là xây dựng nhànước pháp quyền. Hiến pháp năm 2013 đã tạo ra những khuôn khổ mới cho việc hoàn thiện nhà nước phápquyền ở đất nước ta.

Lần đầu tiên, hiến pháp quy định: "Nhà nước được tổ chức và hoạtđộng theo hiến pháp và pháp luật". Để so sánh, trước đây, hiến pháp chỉ quy định: "Nhà nước quản lýxã hội bằng pháp luật" (Điều 12, Hiến pháp 1992).

Như vậy, theo hiến pháp mới, chủ thể bị hiến pháp và pháp luật điềuchỉnh trước tiên là Nhà nước. Đây lại chính là linh hồn, là nguyên tắc quan trọng nhất của phápquyền.

Ngoài ra, hiến pháp mới còn quy định về "sự kiểm soát giữa các cơquan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp". Dùng quyền lực để kiểmsoát quyền lực cũng là một nội dung quan trọng của pháp quyền.

Phân cấp, phân quyền cũng là một nội dung hết sức quan trọng củacải cách thể chế (và cải cách nền quản trị quốc gia). Và hiến pháp mới đã kiến tạo một khuôn khổrất rõ cho cải cách này.

Theo khoản 2, Điều 112, thì "Nhiệm vụ quyền hạn của chính quyền địaphương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địaphương và của mỗi cấp chính quyền địa phương".

Như vậy, thẩm quyền giữa các cấp chính quyền sẽ được phân định, chứkhông phải là do cấp trên chia cho cấp dưới.

Với những cơ sở hiến định như trên, các nhiệm vụ mà Thủ tướng đề raliên quan đến cải cách thể chế là hoàn toàn mang tính khả thi.

Nguồn Lao động


Sự kiện