Ảnh: BURBERRY

 
Cẩm Tú Thứ Sáu | 29/07/2022 11:21

Thời trang cao cấp tăng trưởng "ấn tượng"

Phân khúc thời trang cao cấp tại Việt Nam hứa hẹn sẽ tiếp tục mang lại lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp thích ứng nhanh.

Theo báo cáo mới đây, nửa đầu năm 2022, IPPG Fashion Retail - mảng thời trang của Tập đoàn IPPG ghi nhận doanh thu thuần hơn 2.564 tỉ đồng, tăng trưởng 47% so với cùng kỳ. Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) đạt 386,6 tỉ đồng, tăng 173% so với mức 141,8 tỉ đồng của 6 tháng đầu năm 2021, đồng thời vượt kết quả của cả năm 2020.

Tập đoàn IPPG dự kiến doanh thu cả năm 2022 của mảng thời trang sẽ vượt ngưỡng 5.000 tỉ đồng, EBITDA trên 547 tỉ đồng. Nếu đạt đúng kế hoạch đưa ra, đây sẽ là năm có kết quả kinh doanh cao nhất kể từ năm 2019.

Giai đoạn 2020 - 2021, doanh thu của IPPG Fashion Retail không bị ảnh hưởng nhiều bởi COVID- 19, thậm chí tăng trưởng trong năm 2020 (3.712 tỉ đồng). Năm 2021, các cửa hàng bán lẻ thời trang đóng cửa suốt nửa năm nhưng IPPG Fashion Retail vẫn thu về 171 tỉ đồng EBITDA.

Giai đoạn 2020 - 2021, doanh thu của IPPG Fashion Retail không bị ảnh hưởng nhiều bởi COVID- 19. 

Cho đến nay, doanh thu của IPPG Fashion Retail chủ yếu vẫn đến từ kênh bán hàng truyền thống tại cửa hàng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này đang tích cực ứng dụng công nghệ mới. Chẳng hạn trước kia tại ACFC - đơn vị đang phân phối các thương hiệu thời trang quốc tế cao cấp như Mango, GAP, Levis, Tommy & Hilfiger..., các quản lý của ACFC thường dành cả ngày theo dõi camera chỉ để quan sát thái độ phục vụ của nhân viên, cách bài trí hàng hóa xếp, hay hàng phản ứng của người mua...

Tuy nhiên hiện tại, ACFC và DAFC bắt đầu triển khai camera công nghệ AI, phân tích dữ liệu để phục vụ khách hàng, tính toán thời gian khách hàng dừng lại ở các địa điểm nào trong cửa hàng, từ đó đưa ra quyết định để làm sao khách hàng có trải nghiệm tốt nhất.

 

Trước đó, Inditex, chủ sở hữu thương hiệu Zara, Massimo Dutti và Stradivarius đều đã có mặt tại Việt Nam ghi nhận lợi nhuận quý I của năm tài chính hiện tại, từ ngày 1/2-31/4 tăng mạnh. Inditex cũng là doanh nghiệp có sự chuyển đổi số nhanh chóng và được đánh giá là khá bài bản. Nhà bán lẻ hàng thời trang lớn nhất thế giới này cho biết lợi nhuận ròng quý I đã tăng 80%  từ mức 440 triệu euro (470 triệu USD) cùng kỳ năm ngoái lên 760 triệu euro. Cùng với Inditex, các thương hiệu thời trang quốc tế như H&M Group, Uniqlo, The Gap, Inc., ASOS Plc…. hiện chiếm gần 30% tổng doanh thu trên thị trường thời trang Việt Nam.

Hiện, các chiến lược dựa trên xu hướng cho thị trường thời trang đã và đang phát triển bao gồm sử dụng thực tế ảo và thực tế tăng cường (VR / AR), trí tuệ nhân tạo trong thiết kế quần áo, sử dụng Internet vạn vật (IoT), các mô hình sở hữu mới, In 3D và nhu cầu về sợi nhân tạo tăng lên.

Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết: "Ngành công nghiệp thời trang Việt Nam ước tính đã đạt mức 68 tỉ USD/năm. Dù vậy, thị trường thời trang trong nước vẫn còn khá manh nhún, nên vẫn là mảnh đất hấp dẫn để khai thác."

Có thể bạn quan tâm

Thị trường công nghệ chống hàng giả toàn cầu đã đạt mốc trăm tỉ USD