Thứ Hai | 06/05/2013 15:05

Thời kỳ bùng nổ giá vàng và dầu kết thúc

Thị trường hàng hóa bắt đầu bước vào thời kỳ dài giảm giá, dự báo kéo dài khoảng 2 thập kỷ theo đúng chu kỳ biến động tự nhiên trong lịch sử.
Việc tăng trưởng chậm lại kinh tế Trung Quốc đã kéo theo hệ lụy đẩy giá hàng hóa nguyên liệu thế giới xuống thấp.

Trung Quốc vốn là thị trường tiêu thụ lớn nhất của hầu hết các hàng hóa nguyên liệu từ dầu khí sắt thép vàng đến nông sản lúa mì đậu tương. Tăng trưởng kinh tế ngoạm mục suốt 3 thập kỷ đã đẩy mạnh nhu cầu tiêu thụ hàng hóa nguyên liệu nước này, đẩy mạnh giá lên cao. Theo lý thuyết của Malthus về sự khan hiếm, khi nhu cầu tăng từ các nước mới nổi như Trung Quốc sẽ đi đôi với việc thu hẹp nguồn cung nguyên nhiên liệu. Theo lý thuyết đó, giá xăng sẽ không bao giờ giảm và giá vàng sẽ tương đương tới hàng ngàn USD mỗi ounce.

Nhiều nhà đầu tư quốc tế vốn đã đặt cược lớn vào Trung Quốc. Khi sự kết nối Trung Quốc với hàng hóa nguyên liệu ra đời, các doanh nghiệp tài chính bắt đầu hoạt động các quỹ giao dịch, cho phép các nhà đầu tư cá nhân đối với thương mại hàng hóa, bao gồm cả vàng và bạc như giao dịch cổ phiếu. Đầu tiên là các quỹ hưu trí Mỹ bắt đầu phân bổ một phần cổ phần của mình để đầu tư vào hàng hóa.

Giá cả hàng hóa đi theo đường parabol. Chỉ trong vòng 11 năm từ năm 2000 đến 2011, giá đồng đã tăng 450%, giá dầu tăng 365% và giá vàng tăng hơn 500% lên kỷ lục 1.900 USD/oz. Giá tăng khi hầu hết cá dự báo đều cho rằng sự phát triển của Trung Quốc và các nước mới nổi sẽ tiếp tục giữ giá hàng hóa ở mức cao vô thời hạn.

Tuy nhiên, đến năm nay, giá cả hàng hóa bắt đầu lao dốc, giá vàng và đồng giảm hơn 10%. Có vẻ như kết nối giữa Trung Quốc và hàng hóa nguyên liệu bắt đầu bị phá vỡ. Sau 3 thập kỷ tăng trưởng liên tiếp, sự đi chậm lại của nền kinh tế nước này là không thể tránh khỏi, để lại hậu quả là bong bóng giá trên thị trường hàng hóa. Trong những tháng gần đây, tiền bắt đầu chảy ra khỏi các quỹ hàng hóa.

Lý thuyết của Malthus về việc cầu tăng cao, cung ngày càng thu hẹp đã được thay thế. Đối với hầu hết các hàng hóa hiện nay, thực tế nhu cầu đang đi ngang trong khi nguồn cung tăng mạnh.

Riêng dầu mỏ, nhu cầu các nước phát triển tương đối ổn định từ năm 1995, nhưng việc giá dầu liên tục bị đẩy lên cao làm cho các nước như Mỹ và Nhật nỗ lực bảo tồn nguồn cung nội địa, đồng thời tìm kiếm khai thác nhiều nguồn nhiên liệu mới. Giá cao cũng thu hút đầu tư vào các mỏ đồng, nhà máy luyện nhôm và các kim loại cơ bản khác. Chỉ trong vòng 1 thập kỷ, lượng vốn đầu tư vào các lĩnh vực năng lượng, nguyên vật liệu đã tăng 600%, trong khi mức tăng trung bình đối với các lĩnh vực khác chỉ là 200%.

Đây là một phần chu kỳ bình thường của kinh tế thế giới. Việc bùng nổ giá cả hàng hóa dẫn tới kiềm chế nhu cầu trong khi nguồn cung được đầu tư khai thác tăng cường sẽ lại dẫn tới sự sụt giảm giá hàng hóa trong chu kỳ kế tiếp. Dẫn chứng trong 200 năm qua, giá trung bình hàng hóa vẫn đi theo chu kỳ: một thập kỷ giá tăng sẽ có 2 thập kỷ giá giảm xuống, dẫn tới kết quả là giá thực tế không tăng kể từ năm 1800, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Giá vàng hiện ở mức 1.500 USD/oz gần tương đương với năm 1980, có điều chỉnh lạm phát.

Nếu như chu kỳ lịch sử tiếp tục giữ như cũ, chúng ta đang bước vào giai đoạn dài giá cả hàng hóa sẽ giảm, dự báo kéo dài 2 thập kỷ.

Nguồn Dân Việt/Bloomberg


Sự kiện