Thứ Sáu | 04/04/2014 12:05

Thoái vốn AGF năm 2014, PAN phải trích lập dự phòng vào KQKD kiểm toán năm 2013

PAN lãi 8,2 tỷ đồng từ thương vụ bán AGF vào đầu năm 2014 nhưng vẫn phải trích lập dự phòng 50 tỷ khoản đầu tư này trong năm 2013.

Báo cáo kết quả kinh doanh sau kiểm toán của CTCP Xuyên Thái Bình Dương (PAN) công bố lợi nhuận trướcthuế năm 2013 đạt 42 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 21,36 tỷ đồng, giảm 50 tỷ đồng so với con sốcông bố trước kiểm toán. Điều này khiến lợi nhuận ròng cổ đông công ty mẹ PAN sau kiểm toán lỗ hơn2 tỷ đồng.

Lãi thật - Lỗ ảo

Theo giải trình của PAN, có sự chênh lệch giữa báo cáo trước và sau kiểm toán là do PAN đã tríchlập dự phòng lỗ thanh lý khoản đầu tư vào công ty liên kết là CTCP Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang AGF do khoản đầu tư này được thanh lý sau ngày kết thúc năm tài chính (31/12/2013) nhưng trướckhi ra báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán.

Ngày 3/1/2014, PAN đã bán toàn bộ 5.200.000 cổ phiếu AGF, tương đương 20,35% vốn của AGF. Khoảnđầu tư này PAN đã mua từ năm 2012 và thực hiện bán vào năm 2014.

Ở thời điểm năm 2012, PAN đã mua AGF với giá dưới giá trị sổ sách vàđược hạch toán phần bất lợi thương mại vào lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết trong kết quảkinh doanh của PAN năm 2012 (50 tỷ).

Mặc dù bán AGF vào đầu năm 2014 nhưng trước thời điểm ra báo cáo kiểm toán nên kiểm toán EY muốnPAN trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán tại AGF và điều chỉnh các khoản phân bổ bổ sunglợi thế thương mại và điều chỉnh thanh lý các khoản đầu tư vào kết quả kinh doanh2013. Do giá bán AGF tại thời điểm bán - mặc dù cao hơn giá mua ban đầu - nhưng vẫnthấp hơn giá trị sổ sách của AGF ở thời điểm bán.

Trao đổi vấn đề này với ông Michael Louis Rosen, Tổng giám đốc PAN, lý do chính PAN bán AGF làvì khoản đầu tư vào AGF diễn ra trước thời điểm PAN chuyển đổi chiến lược tập trung mua lại và hợpnhất các công ty trong ngành nông nghiệp, thủy sản hàng đầu.

Mặc dù AGF cũng nằm trong ngành nông nghiệp nhưng ở thời điểm hiện tại AGF không còn phù hợp vớichiến lược đầu tư của PAN. Ông Michael cho rằng quyết định bán AGF là một quyết định đúng đắn vàPAN đã lãi thực khoảng hơn 8 tỷ đồng trong thương vụ này.

Về việc điều chỉnh số liệu sau kiểm toán của PAN, theo ông Michael, nhà đầu tư nước ngoài quantâm đến dòng tiền thực tế (và trường hợp ở đây PAN lãi 8 tỷ sau thương vụ thoái vốn khỏi AGF) chứkhông quá chú trọng đến các lợi nhuận chưa thực hiện (non-cash) hạch toán trên bảng cân đối kếtoán.

Triển vọng của PAN

Thực tế là PAN bán AGF vào đầu năm 2014 nhưng kiểm toán yêu cầu trích lập dự phòng đầy đủ khoảnđầu tư vào AGF và hạch toán khoản trích lập dự phòng này vào kết quả kinh doanh 2013.

Theo ông Micheal điều này là hợp lý để kết qủa kinh doanh 2014 phản ánh đúng tình trạng hoạtđộng của PAN.

PAN vừa phát hành cổ phiếu riêng lẻ và thu về 650 tỷ đồng trong đó có các nhà đầu tư nước ngoàitên tuổi như quỹ đầu tư quốc gia Singapore GIC, quỹ Tael Partner (nắm giữ 20% PAN) có chủ sở hữu làtổ chức Temasek (Singapore) và FMO (ngân hàng phát triển Hà Lan).

Temasek có nhiều kinh nghiệm và mạng lưới hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp bởi Singapore cómối quan tâm đặc biệt tới nông nghiệp, an toàn lương thực và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp.Temasek sẽ giúp PAN có cơ hội để tiếp xúc với công nghệ, với những doanh nghiệp trong ngành ở quymô quốc tế. FMO có mạng lưới rât rộng và mạnh ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm Singapore, Malaysia vàIndonesia và sẽ giúp PAN gia nhập những thị trường này.

Xét về kết quả kinh doanh, cả hai lĩnh vực kinh doanh chính của PAN đều có kết quả kinh doanhtốt. ABT, công ty con của PAN đạt lợi nhuận trước thuế 86 tỷ đồng, vượt 43% so với kế hoạch lợinhuận năm đã đề ra và chi trả cổ tức cho cổ đông lên tới 60% bằng tiền mặt. ABT là một trong nhữngcông ty có tỷ suất lợi nhuận tốt nhất trong ngành thủy sản hiện nay.

Lĩnh vực kinh doanh cung cấp dịch vụ tiện ích (thực hiện qua 2 công ty con của PAN là công tyTNHH MTV Xuyên Thái Bình và Công ty TNHH MTV Liên Thái Bình - PV) cũng ghi nhận mức tăng trưởngdoanh thu 14,9%, lợi nhuận trước thuế tăng 11,8% so với năm 2012 trong điều kiện thị trường gặp rấtnhiều khó khăn.
Nếu không tính các khoản lãi và lỗ do chênh lệch giá trị ghi sổ và giá mua - bán AGF nêu trên,thì lợi nhuận trước thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh của PAN trong năm 2013 đạt 83,9 tỷ đồng,tăng 144% so với mức lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012.

Điểm quan trọng nhất là hiện nay, PAN đang sở hữu các công ty tốt, nhân sự tốt và có dòng tiềnổn định, lượng tiền mặt lớn nhằm phục vụ cho chiến lược mua lại và sáp nhập đã đề ra. Tính riêngtại thời điểm cuối năm 2013, khi vốn điều lệ của PAN đạt 200,5 tỷ thì vốn chủ sở hữu của PAN gấp2,58 lần VĐL, đạt 517,8 tỷ đồng.

Nguồn NDH


Sự kiện