Thiếu thống nhất trong quy hoạch điện với than, khí
Như vậy, than sản xuất ra mà không có nơi tiêu thụ, vì loại than này chỉ có thể sử dụng cho phát điện của các nhà máy điện Na Dương I và Na Dương II.
Cũng theo quy hoạch điện VII, các nhà máy điện trong trung tâm điện lực Ô Môn, như Ô Môn III đưa vào vận hành năm 2015, Ô Môn IV và Ô Môn II vào vận hành năm 2016, trong khi đó Quy hoạch khí đã được Thủ tướng phê duyệt trước quy hoạch điện VII thì đường ống lô B-Ô Môn dài 398km, công suất 7 tỷ m3/năm bắt đầu vận hành vào năm 2014.
Như vậy, khí vào Ô Môn có trước các nhà máy được xây dựng ở Ô Môn sau hai năm mới sử dụng khí ở đây sự không đồng bộ này sẽ gây ra lãng phí rất lớn.
Do đó, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) kiến nghị Chính phủ và Bộ Công Thương chỉ đạo việc lập và triển khai thực hiện các quy hoạch điện lực phải phù hợp với quy hoạch các nguồn năng lượng sơ cấp (than, dầu khí, nguyên tử) cho phát điện, bao gồm các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương tổ chức nghiên cứu, rà soát nhu cầu năng lượng, khả năng đáp ứng của các nguồn năng lượng trong nước, khả năng nhập khẩu một cách tổng thể và dài hạn đến năm 2020, 2030 và xa hơn, từ đó mới hoạch định chiến lược xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng hiệu quả.
Rà soát nhu cầu và nguồn khí cung cấp cho Trung tâm nhiệt điện Ô Môn (thuộc EVN), gồm Ô Môn I tổ máy 1: 330MW đã xây dựng, tổ máy 2: 330MW đã khởi công 10-2012, còn các nhà máy Ô Môn II, Ô Môn III, Ô Môn IV (Tổng công suất của Trung tâm nhiệt điện Ô Môn là 2910 MW, dự kiến đưa vào vận hành các năm 2015, 2016).
Đồng thời, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo việc đánh giá lại tiềm năng dầu khí, nguồn khí và tình hình sử dụng khí tại miền Đông Nam Bộ để xem xét khả năng phát triển Trung tâm Điện lực Nhơn Trạch 2.700MW, gồm 4 nhà máy điện Nhơn Trạch I (450MW), Nhơn Trạch II (750MW), Nhơn Trạch III (750MW) và Nhơn Trạch IV (750MW) đã được nghiên cứu trước đây.
Bộ Công Thương chỉ đạo TKV xúc tiến sớm việc mở rộng nhiệt điện Na Dương 2 có công suất ≥110 MW, đưa vào vận hành vào năm 2015 đồng bộ với việc phát triển mở rộng Mỏ than Na Dương nâng công suất lên 1,2 triệu tấn theo quyết định của Chính phủ.
Theo VEA, mỏ than Na Dương đảm bảo cung cấp than trong vòng 30 năm. Xây dựng được Trung tâm điện lực Na Dương ở đây gồm nhà máy nhiệt điện Na Dương I và nhà máy nhiệt điện Na Dương II có ý nghĩa rất quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Nguồn Khampha/VEA