Ảnh: Năng lượng Việt Nam.
Thiếu điện, Bộ Công thương cân nhắc mua điện từ Lào và Trung Quốc
Việt Nam sẽ thiếu 12 tỷ kWh vào năm 2023
Báo cáo tình hình thực hiện các dự án điện trong quy hoạch điện VII điều chỉnh, Bộ Công thương cho biết, dự báo sản lượng điện thương phẩm đến năm 2020 theo phương án co sở là 235 tỷ kWh và phương án cao là 245 tỷ kWh.
Các năm 2019 - 2020 dự kiến đưa vào vận hành khoảng 6.900 MW, trong đó các nhà máy điện than là 2.488 MW, thuỷ điện đạt 592 MW còn lại các dự án năng lượng tái tạo khoảng 3.800MW.
►Ai hưởng lợi khi giá điện tăng?
Tuy nhiên, năm 2019, nhiệt điện chạy dầu vẫn phải huy động với sản lượng 1,7 tỷ kWh và nâng lên 5,2 tỷ kWh vào năm 2020. Trong trường hợp các tổ máy phát điện không đáp ứng yêu cầu về độ tin cậy vận hành hoặc không đảm bảo đủ than, khí cho phát điện, có thể đối mặt nguy cơ thiếu điện vào năm 2020.
Nguy cơ thiếu điện cao do gần 30 dự án điện chậm tiến độ. Ảnh: Vietnambiz |
Trong các năm từ 2021 - 2025, mặc dù đã phải huy động tối đa các nguồn điện chạy dầu, tuy nhiên hệ thống điện không thể đáp ứng nhu cầu phụ tải và xảy ra tình trạng thiếu điện tại miền Nam với mức thiếu hụt tăng từ 3,7 tỷ kWh (năm 2021) lên gần 10 tỷ kWh (năm 2022), mức thiếu hụt cao nhất vào năm 2023 với khoảng 12 tỷ kWh, sau đó giảm xuống 3,5 tỷ kWh năm 2025.
Theo Bộ Công Thương, nguyên nhân chính dẫn đến việc thiếu điện tại miền Nam tăng cao hơn so với các tính toán trước đây là do nhiều dự án bị chậm tiến độ từ 9 tháng – 1 năm. Đặc biệt, có dự án chậm tới hơn 5 năm. Do đó, dẫn đến tình trạng hệ thống điện từ có dự phòng về nguồn điện 20 -30% đến năm 2018 - 2019 hầu như không còn dự phòng và sang giai đoạn 2021 - 2025 xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cấp điện.
► Hơn 30 nhà máy điện mặt trời sẽ vận hành trong tháng 6
Tăng cường mua điện từ Lào, Trung Quốc
Một trong những giải pháp được Bộ Công thương đưa ra nhằm đảm bảo cung cấp điện là nghiên cứu và tính toán các phương án để tăng cường việc mua điện từ Lào và Trung Quốc để bổ sung công suất cho hệ thống điện, đảm bảo việc cấp điện an toàn, ổn định cho nền kinh tế.
Bộ Công thương đề xuất tăng cường mua điện từ Trung Quốc, Lào. Ảnh: Hanoimoi |
Bộ Công thương đề xuất cho phép EVN đàm phán với Công ty Lưới điện Phương Nam (CSG) của Trung Quốc để tăng nhập khẩu điện Trung Quốc qua các đường dây 220 kV hiện hữu và phối hợp CSG đầu tư hệ thống Back-To-Back để tăng mua điện từ năm 2022 mà không phải thực hiện tách lưới.
Bộ cũng yêu cầu đẩy nhanh việc khai thác thêm các mỏ nhỏ khu vực Tây Nam Bộ để bổ sung cho cụm Nhiệt điện Cà Mau. Đồng thời lựa chọn phương án nhập khẩu khí cho khu vực Tây Nam Bộ. Đẩy tiến độ của mỏ khí Cá Voi Xanh và cụm Nhiệt điện miền Trung vào năm 2023 -2024.
Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư dự án điện mặt trời nói riêng và năng lượng tái tạo nói chung thực hiện đúng tiến độ đề xuất. Trong đó, cho phép bổ sung quy hoạch các công trình lưới điện nhằm giải tỏa công suất nguồn năng lượng tái tạo.