Thứ Bảy | 09/11/2013 17:21

Thiết kế, xây dựng dân dụng: Chật vật tìm khách cuối năm

Hiện nay, nhiều đơn vị xây dựng vẫn đang chật vật đi tìm từng công trình nhỏ, từng căn hộ cải tạo để cầm cự, duy trì việc làm cho nhân viên.

Khó khăn, ế ẩm trong lĩnh vực này thực ra đã bắt đầu từ vài năm trước, nhưng đếnnăm nay thì nhiều công ty thiết kế cho rằng... "xuống đáy". Hàng loạt công ty thiết kế đã phải cắtgiảm nhân công, nhân sự thậm chí nhiều đơn vị đã phải ngưng hoạt động. KTS Trần Tiến Khoa, giám đốcđiều hành công ty thiết kế kiến trúc, trang trí nội thất, xây dựng SGBK, người đã có thâm niên hàngchục năm trong lĩnh vực này chia sẻ: "Nhân viên công ty tôi hiện tại đã giảm hơn phân nửa. Đặc biệtlà các anh em thiết kế, một số kiến trúc sư có khi chỉ làm hai ngày mỗi tuần". Ông Khoa cho rằng,công ty của ông "như vậy vẫn còn khá". Nhiều công ty đã phải giảm hết người, chỉ giữ lại "bộ khung"vài người để chờ cơ hội.

"Tới thời điểm hiện tại, có khoảng 1/2 số đơn vị thiết kế, xây dựng mà tôi quenhiện đã đóng cửa", ông Trần Ngọc Nam, giám đốc công ty Kiến trúc xây dựng Phong Việt cho biết. Nămngoái Phong Việt còn nhận được khoảng 20 công trình lớn nhỏ thì năm nay số lượng này chỉ còn khoảnghơn chục. Công ty tư vấn thiết kế Vinacon năm ngoái nhận được trên 30 công trình thì năm nay chỉnhận được 17 công trình. Khách hàng của SGBK năm nay cũng giảm gần 50%...

Hành vi tiêu dùng của khách hàng cũng đã thay đổi khá nhiều khiến cho việc nhậnđược công trình càng trở nên khó khăn hơn. "Lúc trước chào giá ba công trình thì được cả ba. Bâygiờ báo giá xong nhiều khi không nhận được công trình nào. Chủ đầu tư thường chấp nhận rủi ro, lựachọn vật liệu rẻ, nhà thầu không chuyên… để giảm chi phí", ông Nguyễn Đắc Nam Phương giám đốc côngty tư vấn thiết kế Vinacon cho biết.

"Trước đây, khi làm nhà, khách hàng thường chấp nhận vay mượn thêm để có được cănnhà vừa ý. Vì họ biết rằng họ dễ dàng kiếm thêm tiền để chi trả cho khoản này. Hiện nay thì ngượclại, người ta chắt bóp từng đồng và thường không đầu tư hết vào số tiền mình có mà giữ lại một phầnđể phòng rủi ro nên không còn thoáng trong thương lượng như trước", ông Trần Ngọc Nam nhận xét.

Chia sẻ điều này ông Nguyễn Thu Phong, tổng giám đốc công ty cổ phần kiến trúc xâydựng Nhà Vui cũng cho rằng: "Tâm lý chung của khách hàng hiện nay là không mạo hiểm dùng tiền vayngân hàng đề xây nhà nữa. Có chăng chỉ là những cặp vợ chồng trẻ hoặc những người mới lập nghiệpthu nhập trung bình, nhưng họ thường chọn căn hộ chung cư quy mô nhỏ vì họ không đủ tiền để trangtrí nhà cửa theo thiết kế của kiến trúc sư. Đối với khách hàng tiềm năng, khách hàng cao cấp, cótiền nhàn rỗi họ cũng không sử dụng tiền vô tội vạ, mà cân đo đong đếm trong việc đem đi xây nhàmới hoặc cải tạo nhà. Nhiều người vẫn chờ thời điểm nền kinh tế ổn định nhất, giá xây dựng, giá vậttư có lợi nhất thì mới quyết định xây".

Trước tình trạng trên, nhiều đơn vị hiện đang chịu lỗ hoặc chấp nhận huề vốn đểgiữ thương hiệu, nuôi quân. "Mặc dù giá thi công có tăng so với năm ngoái nhưng công ty cố gắngkiềm giá để khách hàng có giá tốt nhất, lợi nhuận không nhiều nhưng ít ra cũng cầm cự đảm bảo nguồnviệc cho nhân viên", ông Khoa cho biết. Hoặc có công ty mở rộng lĩnh vực hoạt động như công ty ôngNam: "Những đơn hàng xây dựng nhà phố có giảm nhưng những hạng mục sửa chữa vẫn có khách hàng.Trước đây công ty đảm nhiệm phần thiết kế ngoại thất và xây dựng nhưng hiện tại phải mở rộng hợpđồng thiết kế nội thất để có việc làm lai rai, đảm bảo chi phí hàng tháng cho công ty".


Nguồn Sài Gòn tiếp thị


Sự kiện