Thứ Hai | 06/08/2012 15:05
Thị trường trái phiếu tiếp tục sôi động khi tín dụng hầu như không tăng
Tháng 7, tổng lượng trái phiếu Chính phủ huy động trên thị trường sơ cấp tăng hơn 78,2% so với tháng 6, giao dịch trên thị trường thứ cấp giảm 8,3%.
Theo báo cáo cập nhật của một công ty chứng khoán thuộc ngân hàng thương mại, trong tháng 7 vừa qua, thị trường trái phiếu sôi động, trong khi thị trường tín phiếu trầm lắng.
Trong tháng 7, tổng lượng trái phiếu Chính phủ huy động được trên thị trường sơ cấp đạt 8.750 tỷ đồng, tăng 78,2% so với tháng 6. Trên thị trường thứ cấp, tổng lượng giao dịch trái phiếu đạt gần 13.200 tỷ đồng, giảm 8,3% so với tháng trước và tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2011.
Biểu đồ thị phần khối lượng trái phiếu trúng thầu trong tháng 7
(Nguồn: HNX)
Lãi suất trúng thầu trái phiếu Kho bạc Nhà nước tháng 7 khá ổn định so với cuối tháng 6 khi lãi suất kỳ hạn ngắn 2 năm và 3 năm giảm 0,01 - 0,1%, kỳ hạn 10 năm không đổi ở mức 9,5%/năm còn kỳ hạn 5 năm tăng nhẹ 0,2%. Lãi suất liên ngân hàng ở hầu hết các kỳ hạn cũng giảm từ 0,47 - 2,72%.
Theo nhận xét của một công ty chứng khoán khác, thanh khoản trên thị trường trái phiếu tăng nhờ thanh khoản của các ngân hàng thương mại ngày càng được cải thiện, trong khi tín dụng hầu như không tăng trưởng do lo ngại về nợ xấu cũng như khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp.
Đến 25/7, theo một lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng đạt 0,57%, tuy nhiên, theo báo cáo của Ủy ban giám sát tài chính, tăng trưởng tín dụng tại thời điểm này vẫn âm 0,1%. Trong khi đó, nợ xấu đến hết tháng 6 vẫn chiếm tới 4,49% tổng dư nợ, tăng so với mức 3,07% cuối tháng 12/2011.
Ngược lại với thị trường trái phiếu, trong tuần qua không có đợt phát hành tín phiếu Kho bạc Nhà nước cũng như tín phiếu Ngân hàng Nhà nước nào được đưa ra. Do vậy, số dư tín phiếu Ngân hàng Nhà nước trên thị trường mở đã giảm từ mức 58.137 tỷ đồng vào cuối tháng 6 xuống 39.787 nghìn tỷ đồng vào cuối tháng 7, tức đã có 18.340 tỷ đồng được Ngân hàng Nhà nước cung ra để thanh toán cho tín phiếu tin hạn.
Nhờ đó, mặc dù NHNN đã hút ròng tới 1.312 tỷ đồng trên thị trường mở trong thời gian từ 2 - 27/7 thì thanh khoản của ngân hàng vẫn khá dồi dào.
Với việc tín dụng hầu như không tăng trưởng, giao dịch trái phiếu tăng mạnh cho thấy dòng tiền vẫn quanh quẩn trong hệ thống ngân hàng, chưa đến được với các doanh nghiệp.
Trong tháng 7, tổng lượng trái phiếu Chính phủ huy động được trên thị trường sơ cấp đạt 8.750 tỷ đồng, tăng 78,2% so với tháng 6. Trên thị trường thứ cấp, tổng lượng giao dịch trái phiếu đạt gần 13.200 tỷ đồng, giảm 8,3% so với tháng trước và tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2011.
Biểu đồ thị phần khối lượng trái phiếu trúng thầu trong tháng 7
(Nguồn: HNX)
Lãi suất trúng thầu trái phiếu Kho bạc Nhà nước tháng 7 khá ổn định so với cuối tháng 6 khi lãi suất kỳ hạn ngắn 2 năm và 3 năm giảm 0,01 - 0,1%, kỳ hạn 10 năm không đổi ở mức 9,5%/năm còn kỳ hạn 5 năm tăng nhẹ 0,2%. Lãi suất liên ngân hàng ở hầu hết các kỳ hạn cũng giảm từ 0,47 - 2,72%.
Nguồn: BVSC
Theo nhận xét của một công ty chứng khoán khác, thanh khoản trên thị trường trái phiếu tăng nhờ thanh khoản của các ngân hàng thương mại ngày càng được cải thiện, trong khi tín dụng hầu như không tăng trưởng do lo ngại về nợ xấu cũng như khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp.
Đến 25/7, theo một lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng đạt 0,57%, tuy nhiên, theo báo cáo của Ủy ban giám sát tài chính, tăng trưởng tín dụng tại thời điểm này vẫn âm 0,1%. Trong khi đó, nợ xấu đến hết tháng 6 vẫn chiếm tới 4,49% tổng dư nợ, tăng so với mức 3,07% cuối tháng 12/2011.
Ngược lại với thị trường trái phiếu, trong tuần qua không có đợt phát hành tín phiếu Kho bạc Nhà nước cũng như tín phiếu Ngân hàng Nhà nước nào được đưa ra. Do vậy, số dư tín phiếu Ngân hàng Nhà nước trên thị trường mở đã giảm từ mức 58.137 tỷ đồng vào cuối tháng 6 xuống 39.787 nghìn tỷ đồng vào cuối tháng 7, tức đã có 18.340 tỷ đồng được Ngân hàng Nhà nước cung ra để thanh toán cho tín phiếu tin hạn.
Nhờ đó, mặc dù NHNN đã hút ròng tới 1.312 tỷ đồng trên thị trường mở trong thời gian từ 2 - 27/7 thì thanh khoản của ngân hàng vẫn khá dồi dào.
Với việc tín dụng hầu như không tăng trưởng, giao dịch trái phiếu tăng mạnh cho thấy dòng tiền vẫn quanh quẩn trong hệ thống ngân hàng, chưa đến được với các doanh nghiệp.
Nguồn Khampha