Thứ Hai | 26/11/2012 08:11
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp rất ảm đạm
Trong khi đó, thị trường trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và tín phiếu Ngân hàng Nhà nước lại bội thu đặc biệt trong những tuần gần đây.
Theo cập nhật từ các bản tin thị trường, trong tuần từ 12/11 - 16/11, để giảm bớt dư thừa vốn trên thị trường, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành 10.058 tỷ đồng tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
Cũng trong tuần, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng tới 7.442 tỷ đồng trong khi bơm vào chỉ trên 6.500 tỷ đồng, gồm: 3.000 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn, 1.556 tỷ đồng qua thị trường mở(OMO).
Đối với trái phiếu Chính phủ, trong tuần, mặc dù lãi suất giảm mạnh (mất 15 điểm, còn 9,35%/năm kỳ hạn 2 năm và mất 30 điểm, còn 9,55%/năm kỳ hạn 3 năm) nhưng thị trường sơ cấp vẫn trúng thầu 3.000 tỷ đồng do Kho bạc nhà nước phát hành.
Song song, khối lượng trái phiếu Chính phủ bảo lãnh trúng thầu 1.700 tỷ đồng, trong đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành 1.200 tỷ đồng và Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành 500 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, từ nay đến hết năm, hai đơn vị này còn phát hành thêm 10.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ bảo lãnh nhưng vì loại hàng này có độ rủi ro lớn hơn trái phiếu Chính phủ nên nhiều khả năng họ phải nâng lãi suất, gia tăng cách biệt lãi suất giữa trái phiếu Chính phủ và trái phiếu Chính phủ bảo lãnh thì mới mong thu hút được nhà đầu tư.
Lẽ ra, đây là thời điểm căng vốn có tính chất mùa vụ nhưng vì tăng trưởng tín dụng, theo Ngân hàng Nhà nước, vẫn chỉ đạt khoảng 3,35% trong 10 tháng qua khi thanh khoản dồi dào, chi phí vốn thấp, lạm phát giảm, nên dòng vốn đã neo lại ở trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
Trong khi Nhà nước phát hành bội thu, thì kênh trái phiếu doanh nghiệp lại chứng kiến chuỗi ngày ảm đạm từ đầu năm đến nay.
Tính đến hết quý III/2012, chỉ có một số đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường sơ cấp thành công như trái phiếu chuyển đổi của Mía đường Lam Sơn, trái phiếu BIDV (2.000 tỷ đồng), DHBank (1.000 tỷ đồng) nhưng hai tháng qua, không có thêm đợt phát hành nào.
Trên thị trường thứ cấp cũng vậy, tính đến hết quý III/2012, thống kê từ hai sàn, khối lượng giao dịch chỉ có 500 tỷ đồng; còn trong tháng 10 và 11/2012, khối lượng giao dịch chỉ đạt 122 tỷ đồng, chủ yếu trên HSX.
Tại sao trái phiếu doanh nghiệp khó bán?
Ông Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Chính phủ phân tích: với tín dụng, ngân hàng luôn có quy trình kiểm tra nên biết rất rõ nguồn vốn của mình hiện ở đâu, sử dụng vào mục đích gì, nên rủi ro được kiểm soát khá tốt.
Ngược lại, ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp nhưng do quy định về phát hành loại giấy tờ có giá này không có điều khoản nào cho phép người mua trái phiếu kiểm soát mục đích sử dụng vốn của người bán, nên phát sinh nhiều rủi ro, khiến bên mua trái phiếu rất e ngại, nhất là trong tình hình hiện nay.
Có lẽ bởi vậy mà Tổng thư ký Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam Đỗ Ngọc Quỳnh cho rằng, giới kinh doanh trái phiếu luôn phải cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận, không phải cứ lãi suất cao là họ sẵn sàng bỏ tiền ra. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, cầu trong và ngoài nước đều thấp, chi phí cao, năng lực cạnh tranh kém, tiêu thụ hàng hóa giảm, nguồn thu không có, ngân hàng không chắc đã thu được “gốc, rễ” thì việc phát hành trái phiếu là khó.
Để giải quyết bế tắc này, ông Quỳnh đưa ra mấy điểm lưu ý sau.
Thứ nhất, về góc độ quản lý, Chính phủ cần lựa chọn những lĩnh vực có nhiều lợi thế so sánh và sẵn sàng bỏ tiền ra đầu tư hạ tầng, tạo ra nền tảng cơ sở vững chắc, từ đó lôi kéo đầu tư tư nhân vào cuộc.
Thứ hai, doanh nghiệp ngoài việc xây dựng cơ cấu tài chính bền vững, hoạt động hiệu quả thì phải coi minh bạch thông tin như là điều kiện bắt buộc trong quá trình cạnh tranh thu hút nhà đầu tư tìm đến với trái phiếu của mình.
Thứ ba, một thực tế lâu nay là Chính phủ luôn kêu gọi thành viên phải tích cực mua bán để thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng thanh khoản và phát triển, nhưng bên mua lại đòi Chính phủ là phải phát triển khung pháp lý và hạ tầng, thông tin doanh nghiệp phải minh bạch thì họ mới mua. Đằng này, hạ tầng kém phát triển, không có tổ chức xếp hạng tín nhiệm, khung pháp lý không bảo vệ thành viên tham gia thị trường thì doanh nghiệp khó bán trái phiếu là điều dễ hiểu.
Cũng trong tuần, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng tới 7.442 tỷ đồng trong khi bơm vào chỉ trên 6.500 tỷ đồng, gồm: 3.000 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn, 1.556 tỷ đồng qua thị trường mở(OMO).
Đối với trái phiếu Chính phủ, trong tuần, mặc dù lãi suất giảm mạnh (mất 15 điểm, còn 9,35%/năm kỳ hạn 2 năm và mất 30 điểm, còn 9,55%/năm kỳ hạn 3 năm) nhưng thị trường sơ cấp vẫn trúng thầu 3.000 tỷ đồng do Kho bạc nhà nước phát hành.
Song song, khối lượng trái phiếu Chính phủ bảo lãnh trúng thầu 1.700 tỷ đồng, trong đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành 1.200 tỷ đồng và Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành 500 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, từ nay đến hết năm, hai đơn vị này còn phát hành thêm 10.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ bảo lãnh nhưng vì loại hàng này có độ rủi ro lớn hơn trái phiếu Chính phủ nên nhiều khả năng họ phải nâng lãi suất, gia tăng cách biệt lãi suất giữa trái phiếu Chính phủ và trái phiếu Chính phủ bảo lãnh thì mới mong thu hút được nhà đầu tư.
Lẽ ra, đây là thời điểm căng vốn có tính chất mùa vụ nhưng vì tăng trưởng tín dụng, theo Ngân hàng Nhà nước, vẫn chỉ đạt khoảng 3,35% trong 10 tháng qua khi thanh khoản dồi dào, chi phí vốn thấp, lạm phát giảm, nên dòng vốn đã neo lại ở trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
Trong khi Nhà nước phát hành bội thu, thì kênh trái phiếu doanh nghiệp lại chứng kiến chuỗi ngày ảm đạm từ đầu năm đến nay.
Tính đến hết quý III/2012, chỉ có một số đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường sơ cấp thành công như trái phiếu chuyển đổi của Mía đường Lam Sơn, trái phiếu BIDV (2.000 tỷ đồng), DHBank (1.000 tỷ đồng) nhưng hai tháng qua, không có thêm đợt phát hành nào.
Trên thị trường thứ cấp cũng vậy, tính đến hết quý III/2012, thống kê từ hai sàn, khối lượng giao dịch chỉ có 500 tỷ đồng; còn trong tháng 10 và 11/2012, khối lượng giao dịch chỉ đạt 122 tỷ đồng, chủ yếu trên HSX.
Tại sao trái phiếu doanh nghiệp khó bán?
Ông Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Chính phủ phân tích: với tín dụng, ngân hàng luôn có quy trình kiểm tra nên biết rất rõ nguồn vốn của mình hiện ở đâu, sử dụng vào mục đích gì, nên rủi ro được kiểm soát khá tốt.
Ngược lại, ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp nhưng do quy định về phát hành loại giấy tờ có giá này không có điều khoản nào cho phép người mua trái phiếu kiểm soát mục đích sử dụng vốn của người bán, nên phát sinh nhiều rủi ro, khiến bên mua trái phiếu rất e ngại, nhất là trong tình hình hiện nay.
Có lẽ bởi vậy mà Tổng thư ký Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam Đỗ Ngọc Quỳnh cho rằng, giới kinh doanh trái phiếu luôn phải cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận, không phải cứ lãi suất cao là họ sẵn sàng bỏ tiền ra. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, cầu trong và ngoài nước đều thấp, chi phí cao, năng lực cạnh tranh kém, tiêu thụ hàng hóa giảm, nguồn thu không có, ngân hàng không chắc đã thu được “gốc, rễ” thì việc phát hành trái phiếu là khó.
Để giải quyết bế tắc này, ông Quỳnh đưa ra mấy điểm lưu ý sau.
Thứ nhất, về góc độ quản lý, Chính phủ cần lựa chọn những lĩnh vực có nhiều lợi thế so sánh và sẵn sàng bỏ tiền ra đầu tư hạ tầng, tạo ra nền tảng cơ sở vững chắc, từ đó lôi kéo đầu tư tư nhân vào cuộc.
Thứ hai, doanh nghiệp ngoài việc xây dựng cơ cấu tài chính bền vững, hoạt động hiệu quả thì phải coi minh bạch thông tin như là điều kiện bắt buộc trong quá trình cạnh tranh thu hút nhà đầu tư tìm đến với trái phiếu của mình.
Thứ ba, một thực tế lâu nay là Chính phủ luôn kêu gọi thành viên phải tích cực mua bán để thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng thanh khoản và phát triển, nhưng bên mua lại đòi Chính phủ là phải phát triển khung pháp lý và hạ tầng, thông tin doanh nghiệp phải minh bạch thì họ mới mua. Đằng này, hạ tầng kém phát triển, không có tổ chức xếp hạng tín nhiệm, khung pháp lý không bảo vệ thành viên tham gia thị trường thì doanh nghiệp khó bán trái phiếu là điều dễ hiểu.
Nguồn Vneconomy