Nguồn ảnh: QH
Thị trường thịt lợn hiện ra sao trước dịch tả?
Bất chấp nhiều biện pháp kiểm dịch chặt chẽ, chỉ chưa đầy 4 tháng sau khi quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Bắc Á là Triều Tiên bùng phát dịch tả lợn châu Phi, trong tuần này, các nước láng giềng của Triều Tiên là Nhật Bản và Hàn Quốc đã phát hiện những ổ dịch đầu tiên.
Trong thời gian qua, nước láng giềng của Hàn Quốc và Nhật Bản là Trung Quốc đã vật lộn với dịch tả lợn châu Phi lây lan trên toàn quốc hơn một năm qua. Việc hàng triệu con lợn bị tiêu hủy đã đẩy giá thịt lợn tại Trung Quốc lên cao kỷ lục.
Dịch tả lợn châu Phi được dự báo sẽ tiếp tục làm giảm một nửa trong 2/3 tổng đàn lợn còn lại. Giá thịt lợn ở Trung Quốc được dự đoán sẽ tăng gấp 1,5 lần vào cuối năm 2019 so với khi dịch bùng phát cách đây một năm. Thành phố Nam Ninh, thủ phủ tỉnh Quảng Tây đã áp dụng hình thức tem phiếu thịt lợn, cho phép người dân chỉ được mua tối đa 1kg thịt lợn mỗi ngày với mức giá bình ổn. Chính phủ Trung Quốc cũng bắt đầu xả 10.000 tấn thịt đông lạnh từ các kho dự trữ để cung cấp cho khoảng 130 triệu người, nhưng cũng không đủ bù đắp thiếu hụt lên tới 13 triệu tấn thịt lợn trong năm nay.
Với dân số 1,4 tỷ người và thịt lợn chiếm 2/3 lượng thịt tiêu thụ trong ngày, dù Trung Quốc đã tăng gấp đôi lượng thịt nhập khẩu nhưng vẫn không đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong bối cảnh Tuần lễ Vàng đang đến gần. Việc sử dụng đến kho thịt lợn đông lạnh là dấu hiệu cho thấy sự leo thang của cuộc khủng hoảng thịt lợn tại Trung Quốc.
Tại Việt Nam, tổng số lợn bị tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi trong tháng 8/2019 giảm 20% so với tháng 7, so với tháng 5, tháng 6 giảm 35 - 40% là số liệu rất khả quan về việc đẩy mạnh chăn nuôi lợn an toàn sinh học thích ứng với bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Theo dự báo của Bộ Công Thương, từ nay đến cuối năm, giá thịt lợn sẽ tiếp tục tăng do Trung Quốc dừng nhập khẩu từ Mỹ và chuyển sang nhập từ các nước khác, trong đó có Việt Nam. Nguồn ảnh: QH |
Phát biểu tại Hội nghị Phát triển chăn nuôi lợn an toàn sinh học và góp ý cho các nghị định, thông tư hướng dẫn Luật Chăn nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức tuần trước, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, thịt lợn vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu thịt và bữa ăn của người Việt, nếu không có giải pháp kịp thời thì nguy cơ thiếu thịt lợn là rất lớn, nhất là trong dịp cuối năm 2019 và năm 2020. Nhưng có tín hiệu đáng mừng là trải qua 8 tháng dịch tả lợn châu Phi xảy ra, từ thực tiễn đã xuất hiện rất nhiều mô hình chăn nuôi an toàn sinh học thích ứng, thích nghi được với dịch tả lợn Châu Phi.
Theo dự báo của Bộ Công Thương, từ nay đến cuối năm, giá thịt lợn sẽ tiếp tục tăng do Trung Quốc dừng nhập khẩu từ Mỹ và chuyển sang nhập từ các nước khác, trong đó có Việt Nam. Trong khi ở Việt Nam lượng lợn thịt trong dân không còn nhiều do gần 4,5 triệu con lợn đã bị tiêu hủy trong đợt bùng phát dịch tả lợn châu Phi từ đầu năm đến nay.
Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam dự báo, giá thịt lợn hơi có thể lên mức 60.000 đồng/kg trong năm nay. Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ NN&PTNT cũng nhận định, giá thịt lợn sẽ có xu hướng tăng vào cuối năm 2019, đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên đán 2020 do nguồn cung thịt lợn giảm vì ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi.
►Vì sao Trung Quốc phải xuất bán 10.000 tấn thịt lợn từ kho dự trữ quốc gia?
►