MobiFone Pay do doanh nghiệp này thiết kế, phát triển, giúp khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán tiền điện, nước, internet... bằng smartphone. Ảnh: TL.
Thị trường thanh toán điện tử tiếp tục sôi động với nhiều tân binh mới
Tân binh mới và cả 3 nhà mạng lớn đều tham gia thị trường
Tổng công ty viễn thông MobiFone vừa chính thức ra mắt ví điện tử MobiFone Pay theo giấy phép trung gian thanh toán được Ngân hàng Nhà nước cấp hồi tháng 3. Như vậy, MobiFone là nhà mạng thứ 3, sau VNPT, Viettel tham gia vào thị trường thanh toán điện tử, tài chính trong bối cảnh nguồn thu từ dịch vụ viễn thông đang đi đến bão hoà.
MobiFone Pay do doanh nghiệp này thiết kế, phát triển, giúp khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán tiền điện, nước, internet...bằng smartphone. Trước mắt, ví điện tử này sẽ miễn phí tất cả giao dịch thanh toán, chuyển khoản và tích điểm cho người tiêu dùng. Hiện tại, ví đã được liên kết với 38 ngân hàng và sẽ tiếp tục mở rộng trong thời gian tới.
Theo đại diện MobiFone, việc ra mắt ví điện tử trong mùa dịch giúp khách hàng có thêm kênh thanh toán, đáp ứng yêu cầu giãn cách và thúc đẩy thói quen không dùng tiền mặt. Nhà mạng này tự tin ví có tiềm năng phát triển lớn bởi ưu thế sở hữu lượng thuê chất lượng cao và trung thành. Với sự góp mặt của MobiFone, thị trường hiện có đến 43 ví điện tử.
Ngoài MobiFone Pay, MobiFone đã hoàn thành hồ sơ đề xuất thí điểm cung cấp dịch vụ Mobile Money gửi tới Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin Truyền thông và các bộ ngành liên quan để phê duyệt. Ảnh:TL. |
Cùng với việc chính thức cung cấp ví điện tử, đại diện MobiFone cho biết đã hoàn thành hồ sơ đề xuất thí điểm cung cấp dịch vụ Mobile Money gửi tới Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin Truyền thông và các bộ ngành liên quan để phê duyệt.
Đồng thời, nhà mạng này cũng đang triển khai thử nghiệm hạ tầng kỹ thuật cần thiết cho dịch vụ Mobile Money. Doanh nghiệp này khẳng định đã sẵn sàng cho cuộc chơi mới đầy thách thức nhưng đầy kỳ vọng trong lĩnh vực tài chính di động.
Năm 2020, Mobifone đã bị COVID-19 ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất kinh doanh. Cả năm nay, Mobifone ước đạt gần 30.500 tỉ đồng, giảm khoảng 7,2% so với năm 2019. Lợi nhuận trước thuế công ty mẹ Mobifone giảm hơn 20% khi ước chỉ đạt 4.600 tỉ đồng
Năm 2021, doanh nghiệp này đạt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất 31.000 tỉ đồng, lãi gần 5.000 tỉ đồng. Trong đó, doanh thu công ty mẹ hơn 30.000 tỉ đồng, lãi công ty mẹ trên 4.900 tỉ đồng, tăng trưởng hơn 9% so với năm 2020.
Thị trường còn dư địa phát triển
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có khoảng 30,8% dân số có tài khoản ngân hàng, đứng vị trí thứ 6 Đông Nam Á, tỷ lệ sử dụng thẻ debit gần 27%, thẻ credit hơn 4%. Trong năm 2020, tổng mức chi tiêu qua kênh trực tuyến tại Việt Nam đạt trung bình 280USD/người, giảm 9% so với năm 2019.
Theo đó, các giao dịch qua POS di động chiếm hơn 21%, các giao dịch trực tuyến chiếm gần 80%. Tuy nhiên, trước việc Việt Nam được kì vọng sẽ phục hồi nền kinh tế sau đại dịch, dự báo tổng chi tiêu đầu người năm 2021 sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, đạt giá trị 323USD/người. Tổng mức giá trị thanh toán sẽ gia tăng khoảng 30%, đạt giá trị khoảng 15 triệu USD.
Do ảnh hưởng của làn sóng COVID-19 và sự thúc đẩy thanh toán không tiền mặt của chính phủ trong năm 2020, các ví điện tử đứng đầu tại Việt Nam đã hưởng lợi mạnh mẽ từ sự thay đổi trong thói quen thanh toán tại và lượng người dùng gia tăng mạnh mẽ, trở thành một hình thức thanh toán phổ biến sau đại dịch COVID-19.
Vào tháng 9.2020, ví Momo công bố đạt 20 triệu người dùng cá nhân, trở thành ví điện tử có nhiều người dùng nhất tại Việt Nam. Ảnh: Statista. |
Vào tháng 9.2020, ví Momo công bố đạt 20 triệu người dùng cá nhân, trở thành ví điện tử có nhiều người dùng nhất tại Việt Nam. Ngay sau đó trong báo cáo Economy SEA 2020 của Google, startup thanh toán VNPay đã được định giá trên 1 tỉ USD, điều đó có nghĩa VNPay được công nhân là startup “Kì lân” thứ hai tại Việt Nam.
ViettelPay và ZaloPay đang có sự cạnh tranh gay gắt khi ZaloPay bứt phá mạnh trong quý 4 với mức tăng trưởng mạnh về lượt tải, nằm trong Top các Ví điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng cởi mở hơn trong việc liên kết với các Ví điện tử. Điển hình trong năm 2021 Ví Appota đã có sự liên kết với 1 số ngân hàng như MBbank, ngân hàng Nam Á, ngân hàng OCB. AirPay cũng có sự kết nối thành công với ngân hàng MSB, Techcombank. Theo đó các ví sẽ kết nối với nhau, kết nối với các ngân hàng, các doanh nghiệp, đơn vị chấp nhận ví để tạo ra hệ sinh thái đầy đủ và hoàn thiện để tạo sự thuận lợi cho người sử dụng ví, qua đó thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.
►Thương mại điện tử Việt Nam "thắng thế" trong top 10 Đông Nam Á