Chủ Nhật | 29/03/2015 08:13

Thị trường gạo thế giới tuần 23-27/3

Kết thúc tuần 23-27/3, Chỉ số Giá gạo trắng Xuất khẩu toàn cầu đạt 413 USD/tấn, giảm 1 USD/tấn so với tuần trước và giảm 39 USD/tấn so với cùng kỳ.

Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC) ước tính thương mại gạo toàn cầu 2015 đạt 42 triệu tấn, giảm 3% so với 43 triệu tấn năm 2014 do nhu cầu thị trường Nam Á giảm.

Theo IGC, sản lượng gạo toàn cầu 2014-2015 đạt 475 triệu tấn, giảm nhẹ so với 476 triệu tấn năm 2013-2014.

Tiêu thụ gạo toàn cầu 2014-2015 dự đoán tăng lên 483 triệu tấn, tăng 1% so với 479 triệu tấn năm 2013-2014 và vượt sản lượng gạo toàn cầu. Do vậy, IGC dự đoán tồn kho gạo cuối vụ 2014-2015 giảm xuống 101 triệu tấn từ 110 triệu tấn năm trước.

Việt Nam

Giá gạo 5% tấm của Việt Nam thời điểm kết thúc tuần 27/3 đạt 365 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn so với tuần trước, nhưng giảm 5 USD/tấn so với tháng trước và khi giảm 20 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2014.

Giai đoạn từ 1/1 đến 19/3, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 536.571 tấn, giảm 56% so với 3 tháng đầu năm 2014. Giá xuất khẩu trung bình đến nay đạt 440 USD/tấn (FOB), tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) dự đoán xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2015 sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực do dư cung tại Thái Lan và các nước xuất khẩu gạo khác.

Trong một nỗ lực đưa gạo Việt Nam thành thương hiệu hàng đầu thế giới, mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về “Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, theo Dân Việt.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp, sản phẩm gạo Việt Nam hiện không đồng đều về chất lượng, chủ yếu phân loại theo tỷ lệ tấm như 5%, 10%, 15% và 25%. Khả năng tiếp cận và cạnh tranh với sản phẩm gạo Thái Lan tại các thị trường yêu cầu chất lượng cao, đặc biệt là gạo thơm như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thổ Nhĩ Kỳ… còn rất hạn chế.

Tuy Việt Nam hiện đứng vị trí thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo với 6-7 triệu tấn gạo, song thực tế những thương hiệu mang tên gạo Việt lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay và cũng chưa có đủ độ “phủ” trên phạm vi toàn cầu.

Thái Lan

Gạo 5% tấm Thái Lan tuần kết thúc vào 27/3 được chào bán với giá 390 USD/tấn, không đổi so với tuần trước, nhưng giảm 15 USD/tấn so với tháng trước trong khi tăng 10 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính xuất khẩu gạo của Thái Lan niên vụ 2014-2015 đạt 11 triệu tấn, tăng nhẹ so với niên vụ trước. Chính phủ Thái Lan dự định tiếp tục xả bán gạo lưu kho bất chấp tình trạng cạnh tranh giá trên thị trường quốc tế.

Hiệp hội Xuất khẩu Gạo Thái Lan (TREA) đã thúc giục chính phủ Thái Lan hoãn tổ chức các phiên bán đấu giá gạo sang tháng 4.

Ấn Độ

Giá gạo 5% tấm Ấn Độ trong tuần kết thúc vào 27/3 có giá 380 USD/tấn, giảm15 USD/tấn so với tuần trước, tháng trước, và giảm 50 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

Bộ Thương mại Ấn Độ đã đưa ra chiến lược mới nhằm tăng xuất khẩu gạo, kể cả việc cử đoàn công tác sang các nước châu Phi.

Ấn Độ có thể bắt đầu xuất khẩu gạo sang Trung Quốc sau tháng 7 năm nay.

Diện tích gieo cấy lúa vụ rabi (vụ 2, tháng 11 - tháng 5) năm 2014-2015 đạt 3,943 triệu ha tính đến 27/3, giảm 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Pakistan

Gạo 5% tấm Pakistan phiên cuối tuần 27/3 có giá 370 USD/tấn, tăng 10 USD/tấn so với tuần trước, tăng 30 USD/tấn so với tháng trước, nhưng giảm 40 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) ước tính xuất khẩu gạo của Pakistan năm 2015 đạt 3,8 triệu tấn, tăng nhẹ so với 2014 do sản lượng tăng.

Trung và Nam Mỹ

Gạo 5% tấm Brazil tuần kết thúc vào 27/3 đạt 550 USD/tấn, không đổi so với tuần trước và tháng trước trong khi giảm 115 USD so với với cùng kỳ năm ngoái.

Chỉ số lúa Brazil do Trung tâm Nghiên cứu về Kinh tế học ứng dụng (CEPEA) theo dõi tính đến 23/3/2015 đạt 35,67 real/50kg, giảm 0,2% so với 35,75 real/50kg ghi nhận hôm 16/3/2015. Tính theo USD, chỉ số này đạt 224,4 USD/tấn hôm 23/3/2015, giảm 1,2% so với 222 USD/tấn hôm 16/3/2015.

Giá gạo 5% tấm của Uruguay và Argentina tuần kết thúc vào 27/3 đạt 575 USD/tấn, giảm 5 USD/tấn so với tuần trước, giảm 25 USD/tấn so với tháng trước và giảm 50 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

Mỹ

Giá gạo 4% tấm của Mỹ trong tuần kết thúc vào 27/3 đạt 485 USD/tấn, không đổi so với tuần trước, nhưng tăng 5 USD/tấn so với tháng trước, trong khi giảm 100 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước.

Giá gạo tương lai trên sàn CBOT Chicago hôm thứ Ba đạt 11,310 USD/cwt (249 USD/tấn). Giá tăng nhẹ sau đó, trước khi giảm xuống 10,990 USD/cwt (242 USD/tấn) hôm hôm thứ Sáu cuối tuần.

Các thị trường khác

Giá gạo 5% tấm của Campuchia trong tuần kết thúc vào 27/3 đạt 430 USD/tấn, không đổi so với tuần trước, nhưng giảm 5 USD/tấn so với tháng trước, đồng thời giảm 25 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

Chủ tịch Liên minh Các hợp tác xã Nông nghiệp Nhật Bản đang thúc giục Bộ trưởng Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Nghề cá nước này giữ nguyên thuế suất đối với các sản phẩm “nhạy cảm”, kể cả gạo, lúa mỳ, lúa mạch, thịt lợn, thịt bò, sản phẩm sữa và đường, trong các cuộc đàm phán TTP với Mỹ.

Công ty Thương mại Nông Thủy sản và Thực phẩm Quốc gia Hàn Quốc (KAFTC) đã mua 33.897 tấn gạo lức của Trung Quốc, giao hàng vào 30/6/2015, theo thông cáo đăng trên trang web của Công ty.

Các hoạt động thị trường gạo (Operasi Pasar - OP) của chính phủ Indonesia cùng với chương trình nhập khẩu gạo và thu mua gạo của chính phủ (HPP) thông qua Bulog nhằm ổn định giá không đạt được hiệu quả trong việc kiềm chế biến động giá gạo nội địa trong dài hạn, World Bank cho biết trong báo cáo “Kỳ vọng lớn” mới công bố.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo nhập khẩu gạo của Philippines niên vụ 2014-2015 (tháng 7 - tháng 6) sẽ đạt 1,6 triệu tấn, tăng 33% so với năm trước.

Hai tháng đầu năm 2015, Trung Quốc nhập khẩu 189.700 tấn gạo, giảm 44% so với cùng kỳ năm 2014.

Nguồn DVO/Oryza