Ảnh: Vũ Hạo

 
Vũ Hạo Thứ Bảy | 21/03/2020 11:34

Thị trường đổ đèo, giới siêu giàu chi ra hơn 1 tỷ USD để tìm “món hời của đời người”, Warren Buffett, Carl Icahn ra tay mua cổ phiếu

Một số người giàu nhất trên thế giới chi ra tổng cộng hơn 1 tỷ USD để gia tăng sở hữu tại các công ty trong lúc dịch bệnh hoành hành.

Nhà đầu tư chủ động (activist investor) Carl Icahn đã tăng sở hữu tại Hertz Global Holdings và Newell Brands, theo hồ sơ pháp lý. Activist investor là nhà đầu tư mua số cổ phần lớn và có chân trong hội đồng quản trị của một doanh nghiệp với mục đích tác động nhằm tạo sự thay đổi ở doanh nghiệp đó.

Trong khi đó, công ty Berkshire Hathaway của Warren Buffett mua thêm cổ phiếu của Delta Air Lines, trong khi những người thừa kế Tetra Laval đổ 317 triệu USD vào cổ phiếu International Flavors & Fragrances.

 Các chỉ số cổ phiếu trên toàn cầu đã rớt mạnh trong vài tuần gần đây, phần lớn là vì những bất ổn về tác động dài hạn của dịch Covid-19. Một số hãng hàng không và nhà điều hành trung tâm bán lẻ lớn đã mất hơn 50% giá trị.

Thế nhưng, các giám đốc doanh nghiệp, thành viên HĐQT và cổ đông lớn đang tranh nhau mua vào cổ phiếu tại công ty của họ, tỷ lệ mua/bán của những người này đang ở mức cao nhất kể từ năm 2011. Một số nhà đầu tư như ông Bill Ackman tỏ ra lạc quan rằng thị trường cổ phiếu sẽ hồi phục nhanh chóng khi các Chính phủ tăng cường biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của virus và các biện pháp này rồi sẽ thành công.

“Có những món hời chỉ có 1 lần trong đời nếu chúng ta kiểm soát vụ khủng hoảng này một cách đúng đắn”, ông Ackman, nhà sáng lập của Pershing Square Capital Management, tweet trong ngày thứ Tư (18/03), với điều kiện Mỹ đóng cửa biên giới và phong tỏa tạm thời.

“Thiếu hụt trầm trọng”

Tỷ phú Barry Sternlicht, nhà lãnh đạo của Starwood Property Trust, thúc giục chính phủ liên bang đưa ra các chỉ thị giúp đỡ những người lao động trong ngành dịch vụ.

“Chúng tôi đang đối mặt với Thế Chiến III trong 90 ngày”, không phải là cả 1 thập kỷ, ông Sternlicht nói trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg vào ngày thứ Ba (17/03). Ngày kế đó, ông mua 2 triệu cổ phiếu Starwood – quỹ tín thác đầu tư bất động sản thương mại lớn nhất nước Mỹ.

Dù vậy, khả năng hồi phục nhanh chóng vẫn chưa mấy chắc chắn.

Một kế hoạch phòng chống virus corona của Chính phủ Mỹ có bao gồm một giả định cho rằng đại dịch Covid-19 sẽ kéo dài 18 tháng hoặc dài hơn và sẽ bao gồm nhiều đợt lây nhiễm. Kế hoạch đề xuất vào ngày 13/03 có đề cập tới chuyện các cơ quan liên bang và những người tiêu dùng có thể chứng kiến tình trạng “thiếu hụt trầm trọng” khi chuỗi cung ứng đứt gãy.

Sự lây lan virus có thể tăng trở lại một khi các lệnh về cách biệt xã hội (social distancing) được nới lỏng, theo một báo cáo ngày 16/03 của Imperial College tại London.

Đối với một số chuyên gia, không cần phải xảy ra đại dịch toàn cầu rồi mới bất đầu mua vào. Gia đình Rausing – những người được huongr lợi từ một quỹ tín tác có sở hữu công ty Tetra Pak – đã tích lũy cổ phiếu của International Flavors & Fragrances trong vài năm nay. Nhà sáng lập Energy Transfer LP, Kelcy Warren cũng chi ra hàng trăm triệu đô để mua cổ phiếu tại đế chế đường ống dẫn năng lượng này trong vài năm qua.

Việc các nhà sáng lập hoặc người thừa kế doanh nghiệp gia đình mua cổ phiếu của chính công ty họ trong những đợt lao dốc không phải là chuyện hiếm thấy. Tuy vậy, các giám đốc doanh nghiệp và thành viên HĐQT ít mua cổ phiếu hơn.

Nhiều trong số họ đã nhận thù lao dưới dạng cổ phiếu. Vì vậy trong những trường hợp hiếm hoi như thế này, các giám đốc doanh nghiệp có mua vào cổ phiếu và điều này thường thể hiện niềm tin của doanh nghiệp này hơn là cơ hội đầu tư.

Và nhiều người nội bộ trong doanh nghiệp đang bán ra. Tuần trước, ông George Yancopoulos, Giám đốc khoa học tại Regeneron Pharmaceuticals, đã bán ra cổ phiếu trị giá hàng triệu USD, trong khi CEO của Microsoft Satya Nadella bán cổ phiếu vào ngày 03/03. Cả hai giao dịch này đều nằm trong chương trình giao dịch đã dự kiến trước đó.

Nguồn Bloomberg