Thứ Tư | 14/05/2014 09:40

Thị trường bán lẻ: Giờ G sắp điểm

Doanh nghiệp Việt cần phải làm gì trước khi thị trường bán lẻ bùng nổ vào năm 2015?
Trước hết, dù bị loại ra khỏi top 30 thị trường hấp dẫn nhất thếgiới nhưng theo kết quả khảo sát của các công ty đa quốc gia, năm 2013, thị trường bán lẻ Việt Namvẫn tăng trưởng tới 23%, vượt qua cả Ấn Độ (18,8%) và Trung Quốc (13%), tiếp tục tăng trưởng haichữ số trong năm 2014, vẫn là "miền đất màu mỡ" để nhà đầu tư "gieo trồng".

Điều thứ hai - hệ quả của điều thứ nhất: Hàng loạt các nhà bán lẻngoại liên tiếp khai sinh các điểm bán mới, đồng thời, sẽ có những làn sóng các đại gia bán lẻngoại đổ vào thị trường Việt Nam, như dự báo của CBRE.

Metro có 19 trung tâm mua sắm hiện diện ở Việt Nam. Big C đã mở tới24 siêu thị.

Cuối tháng 3/2014, Lotte Mart khai trương trung tâm thương mại đầutiên tại Hà Nội, trong năm 2014 sẽ mở thêm 6 điểm mới tại Hà Nội, TP.HCM, Vũng Tàu, Cần Thơ, vốnđầu tư mỗi điểm 30 - 40 triệu USD.

Aeon sau khi mở siêu thị đầu tiên tại TP.HCM sẽ mở rộng hệ thốnglên 20 siêu thị vào năm 2020, vốn đầu tư 1,5 tỷ USD... Hàng loạt đại gia bán lẻ ngoại khác đang"nhăm nhe" vào Việt Nam.

"Giờ G" mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ năm 2015 đã cận kề.Doanh nghiệp bán lẻ Việt đã và đang làm gì?

Trong 2 năm 2014- 2015, mỗi năm, Saigon Co.op "sinh" thêm 15 Co.opFood, 1- 2 đại siêu thị, đặt mốc 100 Co.opmart vào năm 2015. Vinatexmart nhắm đến mục tiêu 200 siêuthị vào năm 2015. Citimart ngoài chuỗi 15 siêu thị hiện có còn phát triển 4 siêu thị mini và 8 cửahàng tiện lợi.

Maximark sắp mở siêu thị thứ 6 tại Bình Dương. Nguyễn Kim đã mở 17trung tâm mua sắm mới. Thế Giới Di Động hiện có 220 siêu thị thegioididong, 14 siêu thịdienmay.com, sẽ nâng lên 700 siêu thị trong 2 năm tới...

Tuy nhiên, hình như những nỗ lực của số ít nhà bán lẻ Việt chưa đủsức tạo thế vững mạnh để đối đầu với làn sóng các nhà bán lẻ ngoại?

Không phải tự nhiên mới đây khi trao đổi với báo chí, vị Chủ tịchHội siêu thị Hà Nội khuyến cáo: Tập đoàn nước ngoài rất mạnh về công nghệ, vốn, chiến lược kinhdoanh, trong khi doanh nghiệp bán lẻ Việt nhỏ lẻ như những con thuyền nan.

Nhiều doanh nghiệp Việt đã phải rút điểm kinh doanh hoặc bán lạicho doanh nghiệp nước ngoài. "Nước đã đến vai", nếu doanh nghiệp Việt không liên kết lại thì những"con thuyền nan" rất dễ bị "chìm"! Không thể không quan ngại!

Nguồn Công Thương


Sự kiện