Về đường sắt chuyên dùng, theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 sẽ tiếp tục duy trì. Ảnh: Đường sắt Việt Nam.

 
Cẩm Tú Thứ Sáu | 24/02/2023 10:54

Thêm 16 tuyến đường sắt với chiều dài 4.800 km vào năm 2030

Đến năm 2030 chính phủ sẽ xây dựng 16 tuyến đường sắt mới; đến năm 2050 sẽ xây thêm 25 tuyến với tổng chiều dài khoảng 6.354 km.

Theo thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải, Chính phủ đã cụ thể hóa quy hoạch mạng lưới đường sắt, trong đó đến năm 2030 sẽ xây dựng mới 16 tuyến đường sắt quốc gia với tổng chiều dài khoảng 4.802km.

Cụ thể, Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ nêu rõ là sẽ nâng cấp, cải tạo để khai thác có hiệu quả 7 tuyến đường sắt hiện có (chiều dài 2.440 km).

 

Ngoài ra, Chính phủ cũng sẽ đầu tư xây mới để mở rộng mạng lưới đường sắt (đến năm 2030, xây dựng mới 16 tuyến đường sắt với tổng chiều dài khoảng 4.802 km; đến năm 2050, xây dựng mới 25 tuyến đường sắt với tổng chiều dài khoảng 6.354 km).

Với đường sắt đô thị, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan phối hợp TP.HCM, với Hà Nội đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư xây dựng các dự án theo quy hoạch được phê duyệt nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải tại công cộng các thành phố này với mục tiêu đến năm 2030. Các địa phương khác, cũng đang triển nghiên cứu đề xuất mạng lưới đường sắt đô thị trong quy hoạch tỉnh.

Về đường sắt chuyên dùng, theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ tiếp tục duy trì, cải tạo, mở rộng các ga có kết nối đường sắt chuyên dùng, đáp ứng nhu cầu vận tải.

“Như vậy, sau khi mạng lưới đường sắt được đầu tư hoàn chỉnh theo quy hoạch sẽ kết nối các vùng, hành lang kinh tế chiến lược, trung tâm đô thị, cảng biển cửa ngõ quốc tế, cửa khẩu quốc tế, sân bay quốc tế, đầu mối giao thông lớn… của cả nước”, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải khẳng định.

Có thể bạn quan tâm:

Khối ngoại đẩy sóng ngầm M&A