Thế giới đang thiếu kho dự trữ hàng hóa
Dự trữ hàng hóa tập trung ở 1 số ít địa điểm hơn, trong khi lượng nhập vào cao hơn nhiều so với lượng rút ra, mang lại lợi nhuận cho các công ty kho vận nhờ chi phí lưu kho. Hiện tại, phí lưu kho ca cao chưa tăng nhưng phí đối với đồng ở 1 số nơi đã lên cao nhất 7 năm và phí đối với nhôm lên cao kỷ lục.
Cụ thể, phí lưu kho cho đồng vật chất tại Mỹ tăng 33% lên 176 USD/tấn trong 1 năm qua. Barclays còn ước tính, thế giới sẽ tăng dư thừa đồng tới 4 lần trong năm nay.
Phí lưu kho cho nhôm tại khu vực Trung Tây Mỹ tăng lên mức cao nhất trong lịch sử 12 cent đến 13 cent/pound. Morgan Stanley cũng dự báo năm nay là năm thứ 7 liên tiếp dư thừa cung nhôm.
Đối với ca cao, chênh lệch giá ca cao từ Bờ Biển Ngà trên thị trường thực tế với giá giao dịch kỳ hạn là 62 bảng/tấn, thấp hơn so với năm ngoái nhưng vẫn cao hơn cùng kỳ mọi năm do tình trạng tắc nghẽn cung. Các kho chứa đã đầy, trong khi lượng ca cao rút ra tiêu thụ giới hạn ở mức 200 tấn/ngày. Những người mua 75.000 tấn ca cao, mức tối đa mà sàn LIFFE quy định cũng phải đợi tới 18 tháng để rút hết hàng nếu số hàng đó trong cùng 1 kho tích trữ.
Người mua hàng thường mua hạt ca cao trực tiếp từ nước sản xuất, do vậy, các kho dự trữ trở nên quan trọng hơn nếu nguồn cung sản xuất ra bị gián đoạn. Vụ thu hoạch chính ca cao ở Bờ Biển Ngà, nước sản xuất lớn nhất thế giới bắt đầu từ giữa đến cuối tháng 9, thậm chí có khả năng bị trì hoãn khoảng 1 tháng. Ông Derek Chambers, trưởng bộ phận giao dịch ca cao tại Sucres et Denrees SA, Pháp khẳng định người mua không thể mua được ca cao chất lượng tốt cho đến tháng Giêng năm sau. Do vậy, việc thiếu kho dự trữ này sẽ gây khó khăn cho cả người bán và người mua.
Nguồn Dân Việt/Bloomberg