Thứ Hai | 08/07/2013 08:38
“Thất thu thuế hàng nghìn tỷ từ xuất khẩu quặng sắt”
Năm 2011 và 2012, lượng xuất khẩu quặng sắt của Việt Nam sang Trung Quốc thực tế vượt xa mọi thống kê của hải quan Việt Nam.
Chủ trương cho phép xuất khẩu quặng sắt tồn kho nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn là hợp lý trong bối cảnh hiện nay. Song lợi dụng chủ trương này, nhiều doanh nghiệp đã xuất khẩu vượt quá số lượng cho phép, thậm chí là xuất khẩu lậu. Điều này không những ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu cho sản xuất thép mà còn gây thất thu ngân sách hàng nghìn tỷ đồng.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, theo ước tính, từ thăm dò sơ bộ đến tất cả các đánh giá tỉ mỉ thì cả nước chỉ có hơn 1,3 tỷ tấn trữ lượng quặng sắt. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ quặng sắt của Trung Quốc rất lớn, mỗi năm ước khoảng 1,5 tỷ tấn quặng để sản xuất ra khoảng 720 triệu tấn thép.
Từ nhu cầu này, Trung Quốc đã mua quặng sắt bằng mọi giá, quặng gì họ cũng mua và trả tiền ngay nên đây là nguyên nhân khiến doanh nghiệp thích xuất khẩu hơn là bán trong nước.
Trong văn bản kiến nghị gửi Chính phủ, Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường mới đây, VSA đề nghị không cho xuất khẩu quặng sắt để đảm bảo cho nhu cầu sản xuất thép trong nước. Hiện cả nước có 14 lò cao, với tổng công suất 3.829.000 tấn gang/năm nhưng tình trạng lò cao ngừng sản xuất vì thiếu quặng đã xảy ra.
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp khai thác quặng sắt vẫn đề nghị Chính phủ và Bộ Công Thương cho phép xuất khẩu, tình trạng xuất khẩu lậu vẫn chưa chấm dứt. Thậm chí, có tình trạng khai thác với số lượng lớn để báo cáo với tỉnh và các cơ quan quản lý xin xuất khẩu để giải quyết khó khăn ứ đọng vốn của doanh nghiệp, gây áp lực để xin phép xuất khẩu.
Chỉ tính riêng trong 2 năm 2011 và 2012, lượng xuất khẩu quặng sắt của Việt Nam sang Trung Quốc thực tế vượt xa mọi thống kê của hải quan Việt Nam, khiến Việt Nam thất thu thuế hàng nghìn tỷ đồng.
Cụ thể, trong năm 2011, theo số liệu của hải quan Trung Quốc công bố, nước này nhập 2.895.156 tấn quặng sắt từ Việt Nam với giá 106 USD/tấn. Trong khi đó, theo VSA, báo cáo về việc xuất khẩu quặng sắt sang Trung Quốc của hải quan Việt Nam thì Việt Nam chỉ xuất sang Trung Quốc 1.344.836 tấn quặng sắt với giá trung bình chỉ 52 USD/tấn (ít hơn 1.550.320 tấn và giá cũng thấp hơn 54 USD/tấn).
Năm 2012, báo cáo của Hải quan Việt Nam cho biết, Việt Nam chỉ xuất khẩu được 23.600 tấn quặng sắt sang Trung Quốc với giá trung bình 46 USD/tấn (đã áp thuế xuất khẩu), nhưng số liệu của Hải quan Trung Quốc lại cho thấy, nước này đã nhập từ Việt Nam tới 1.748.566 tấn, với giá trung bình 92 USD/tấn.
Từ cơ sở số liệu trên cho thấy, xuất khẩu quặng sắt đang tồn tại hai vấn đề lớn.
Thứ nhất, số lượng quặng sắt xuất khẩu lậu rất lớn. Thứ hai, có sự chênh lệch quá lớn về giá xuất khẩu của các đơn vị xuất khẩu Việt Nam khi kê khai với Hải quan Việt Nam và giá thực nhập vào Trung Quốc, dẫn đến thất thu thuế cho nhà nước. Như vậy, theo báo cáo này, chỉ trong hai năm 2011 và 2012, Việt Nam thất thu tổng cộng 3.560 tỷ đồng thuế, phí do không kiểm soát được hết số lượng quặng sắt thực tế xuất khẩu.
Bản báo cáo này cũng chỉ rõ, việc xuất khẩu lậu quặng sắt chủ yếu tập trung qua một số tỉnh biên giới phía Bắc, đặc biệt là tại các cảng Việt Trì (Phú Thọ), Hải Dương, Hải Phòng và tập trung qua biên giới đường biển ở Quảng Ninh với số lượng rất lớn.
Mặc dù đã nhận được văn bản kiến nghị của VSA, song Bộ Công Thương cho biết, do hiện nay hải quan Việt Nam và Trung Quốc chưa có hiệp định về trao đổi thông tin nên không có điều kiện kiểm tra tính chính xác của các số liệu thống kê kể trên.
Tuy nhiên, trong báo cáo gửi lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương thừa nhận, trên thực tế, có tồn tại sự sai lệch về số lượng cũng như giá xuất khẩu quặng sắt giữa hải quan Việt Nam và Trung Quốc. Nguyên nhân là do Trung Quốc quy định quặng sắt bao gồm cả xỉ lò, đuôi quặng có chứa sắt; chưa kể một số trường hợp xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc qua con đường tạm nhập tái xuất và cuối cùng là xuất lậu.
Về sự chênh lệch giá quá lớn giữa hải quan Việt Nam và Trung Quốc, Bộ Công Thương cho rằng, theo quy định hiện hành, giá tính thuế hàng xuất khẩu căn cứ hợp đồng mua bán do doanh nghiệp tự khai và tự chịu trách nhiệm. Hơn nữa, vì không có quy định biểu giá tính thuế các loại khoáng sản thống nhất trên toàn quốc, nên doanh nghiệp Việt Nam có thể có khai báo giá thấp hơn thực tế để giảm thuế.
Tuy nhiên, hải quan vẫn cho thông quan, nếu việc hậu kiểm phát hiện gian lận trong khai báo sẽ truy thu và xử phạt theo quy định.
Trong báo cáo gửi lên Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện xuất khẩu khoáng sản tồn kho, Bộ Công Thương cũng thừa nhận, trong quá trình triển khai việc xuất khẩu khoáng sản, trong đó có quặng sắt, vẫn còn một số địa phương chưa thực hiện đầy đủ hướng dẫn của Bộ, trong đó, không ít địa phương đã tính thêm cả số lượng khoáng sản dự kiến sẽ sản xuất trong năm 2013 để cộng số lượng tồn kho và đề nghị xuất khẩu...
Để giải quyết vấn đề này, Bộ Công Thương đã yêu cầu các địa phương cân đối để lại một phần khối lượng tồn kho cho tiêu thụ trong nước; không giải quyết việc xuất khẩu khoáng sản tồn kho đối với một số địa phương có nhu cầu về nguyên liệu cho dự án chế biến sâu đang vận hành hoặc chuẩn bị đưa vào sản xuất; giải quyết xuất khẩu tồn kho tối đa không vượt quá sản lượng khai thác một năm theo công suất khai thác quy định tại Giấy phép khai thác.
Tại hội nghị triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2013 của ngành thép do VSA tổ chức diễn ra cuối tuần qua, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) Bùi Quang Chuyện cho biết, đến cuối năm 2012, quặng sắt tồn kho của các doanh nghiệp là khoảng 3 triệu tấn, trong 5 tháng đầu năm 2013, Bộ Công Thương đã giải quyết cho các doanh nghiệp xuất khẩu 1,9 triệu tấn, còn lại 1,1 triệu tấn sẽ không cho phép tiếp tục xuất khẩu trong năm 2013 để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất thép trong nước.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, theo ước tính, từ thăm dò sơ bộ đến tất cả các đánh giá tỉ mỉ thì cả nước chỉ có hơn 1,3 tỷ tấn trữ lượng quặng sắt. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ quặng sắt của Trung Quốc rất lớn, mỗi năm ước khoảng 1,5 tỷ tấn quặng để sản xuất ra khoảng 720 triệu tấn thép.
Từ nhu cầu này, Trung Quốc đã mua quặng sắt bằng mọi giá, quặng gì họ cũng mua và trả tiền ngay nên đây là nguyên nhân khiến doanh nghiệp thích xuất khẩu hơn là bán trong nước.
Trong văn bản kiến nghị gửi Chính phủ, Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường mới đây, VSA đề nghị không cho xuất khẩu quặng sắt để đảm bảo cho nhu cầu sản xuất thép trong nước. Hiện cả nước có 14 lò cao, với tổng công suất 3.829.000 tấn gang/năm nhưng tình trạng lò cao ngừng sản xuất vì thiếu quặng đã xảy ra.
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp khai thác quặng sắt vẫn đề nghị Chính phủ và Bộ Công Thương cho phép xuất khẩu, tình trạng xuất khẩu lậu vẫn chưa chấm dứt. Thậm chí, có tình trạng khai thác với số lượng lớn để báo cáo với tỉnh và các cơ quan quản lý xin xuất khẩu để giải quyết khó khăn ứ đọng vốn của doanh nghiệp, gây áp lực để xin phép xuất khẩu.
Chỉ tính riêng trong 2 năm 2011 và 2012, lượng xuất khẩu quặng sắt của Việt Nam sang Trung Quốc thực tế vượt xa mọi thống kê của hải quan Việt Nam, khiến Việt Nam thất thu thuế hàng nghìn tỷ đồng.
Cụ thể, trong năm 2011, theo số liệu của hải quan Trung Quốc công bố, nước này nhập 2.895.156 tấn quặng sắt từ Việt Nam với giá 106 USD/tấn. Trong khi đó, theo VSA, báo cáo về việc xuất khẩu quặng sắt sang Trung Quốc của hải quan Việt Nam thì Việt Nam chỉ xuất sang Trung Quốc 1.344.836 tấn quặng sắt với giá trung bình chỉ 52 USD/tấn (ít hơn 1.550.320 tấn và giá cũng thấp hơn 54 USD/tấn).
Năm 2012, báo cáo của Hải quan Việt Nam cho biết, Việt Nam chỉ xuất khẩu được 23.600 tấn quặng sắt sang Trung Quốc với giá trung bình 46 USD/tấn (đã áp thuế xuất khẩu), nhưng số liệu của Hải quan Trung Quốc lại cho thấy, nước này đã nhập từ Việt Nam tới 1.748.566 tấn, với giá trung bình 92 USD/tấn.
Từ cơ sở số liệu trên cho thấy, xuất khẩu quặng sắt đang tồn tại hai vấn đề lớn.
Thứ nhất, số lượng quặng sắt xuất khẩu lậu rất lớn. Thứ hai, có sự chênh lệch quá lớn về giá xuất khẩu của các đơn vị xuất khẩu Việt Nam khi kê khai với Hải quan Việt Nam và giá thực nhập vào Trung Quốc, dẫn đến thất thu thuế cho nhà nước. Như vậy, theo báo cáo này, chỉ trong hai năm 2011 và 2012, Việt Nam thất thu tổng cộng 3.560 tỷ đồng thuế, phí do không kiểm soát được hết số lượng quặng sắt thực tế xuất khẩu.
Bản báo cáo này cũng chỉ rõ, việc xuất khẩu lậu quặng sắt chủ yếu tập trung qua một số tỉnh biên giới phía Bắc, đặc biệt là tại các cảng Việt Trì (Phú Thọ), Hải Dương, Hải Phòng và tập trung qua biên giới đường biển ở Quảng Ninh với số lượng rất lớn.
Mặc dù đã nhận được văn bản kiến nghị của VSA, song Bộ Công Thương cho biết, do hiện nay hải quan Việt Nam và Trung Quốc chưa có hiệp định về trao đổi thông tin nên không có điều kiện kiểm tra tính chính xác của các số liệu thống kê kể trên.
Tuy nhiên, trong báo cáo gửi lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương thừa nhận, trên thực tế, có tồn tại sự sai lệch về số lượng cũng như giá xuất khẩu quặng sắt giữa hải quan Việt Nam và Trung Quốc. Nguyên nhân là do Trung Quốc quy định quặng sắt bao gồm cả xỉ lò, đuôi quặng có chứa sắt; chưa kể một số trường hợp xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc qua con đường tạm nhập tái xuất và cuối cùng là xuất lậu.
Về sự chênh lệch giá quá lớn giữa hải quan Việt Nam và Trung Quốc, Bộ Công Thương cho rằng, theo quy định hiện hành, giá tính thuế hàng xuất khẩu căn cứ hợp đồng mua bán do doanh nghiệp tự khai và tự chịu trách nhiệm. Hơn nữa, vì không có quy định biểu giá tính thuế các loại khoáng sản thống nhất trên toàn quốc, nên doanh nghiệp Việt Nam có thể có khai báo giá thấp hơn thực tế để giảm thuế.
Tuy nhiên, hải quan vẫn cho thông quan, nếu việc hậu kiểm phát hiện gian lận trong khai báo sẽ truy thu và xử phạt theo quy định.
Trong báo cáo gửi lên Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện xuất khẩu khoáng sản tồn kho, Bộ Công Thương cũng thừa nhận, trong quá trình triển khai việc xuất khẩu khoáng sản, trong đó có quặng sắt, vẫn còn một số địa phương chưa thực hiện đầy đủ hướng dẫn của Bộ, trong đó, không ít địa phương đã tính thêm cả số lượng khoáng sản dự kiến sẽ sản xuất trong năm 2013 để cộng số lượng tồn kho và đề nghị xuất khẩu...
Để giải quyết vấn đề này, Bộ Công Thương đã yêu cầu các địa phương cân đối để lại một phần khối lượng tồn kho cho tiêu thụ trong nước; không giải quyết việc xuất khẩu khoáng sản tồn kho đối với một số địa phương có nhu cầu về nguyên liệu cho dự án chế biến sâu đang vận hành hoặc chuẩn bị đưa vào sản xuất; giải quyết xuất khẩu tồn kho tối đa không vượt quá sản lượng khai thác một năm theo công suất khai thác quy định tại Giấy phép khai thác.
Tại hội nghị triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2013 của ngành thép do VSA tổ chức diễn ra cuối tuần qua, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) Bùi Quang Chuyện cho biết, đến cuối năm 2012, quặng sắt tồn kho của các doanh nghiệp là khoảng 3 triệu tấn, trong 5 tháng đầu năm 2013, Bộ Công Thương đã giải quyết cho các doanh nghiệp xuất khẩu 1,9 triệu tấn, còn lại 1,1 triệu tấn sẽ không cho phép tiếp tục xuất khẩu trong năm 2013 để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất thép trong nước.
Nguồn Vneconomy