Quý Hòa
Thành công của Việt Nam là bài học cho các nước đang phát triển
Nếu bạn đang đọc bài này trên một điện thoại thông minh, thì có khả năng là nó được sản xuất ở Việt Nam. Một trong 10 chiếc điện thoại thông minh trên thế giới là do Việt Nam sản xuất. Điện thoại di động là mặt hàng xuất khẩu số một của Việt Nam, tạo ra doanh thu xuất khẩu hơn 45 tỷ USD vào năm 2017.
Thành công này là tạo ra một xu hướng có thách thức các chuẩn mực toàn cầu. Trong khi thương mại toàn cầu trì trệ, thương mại của Việt Nam đã tăng lên mức 190% GDP vào năm so với mức 70% của năm 2007. Trong khi nền kinh tế thế giới đang trải qua thời kì phi công nghiệp hóa (premature de-industrialization), ngành sản xuất của Việt Nam vẫn mở rộng đều đặn, tạo ra thêm khoảng 1,5 triệu việc làm mới trong giai đoạn 2014-2016.
Tỷ trong xuất khẩu trong các lĩnh vực sản xuất so với GDP |
Tại sao sản xuất lại giúp phục hưng ở Việt Nam, trong khi suy yếu ở nhiều nơi trên thế giới? Khi một số nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi các công ty tạo ra công ăn việc làm ở nước họ, kinh nghiệm của Việt Nam vẫn là những những bài học cho cả các các nền kinh tế phát triển và đang phát triển.
Rõ ràng, Việt Nam có một số nền tảng cơ bản quan trọng. Tiền lương còn thấp và nhân khẩu học là thuận lợi. Khoảng một nửa dân số dưới 35 tuổi, và Việt Nam có một lực lượng lao động lớn và đang phát triển. Việt Nam cũng ổn định về mặt chính trị và có vị trí địa lý gần với các chuỗi cung ứng chính toàn cầu. Nhưng điều này không phải yếu tố tiên quyết tạo ra khác biệt cho Việt Nam. Thay vào đó, chúng tôi cho rằng việc Việt Nam có thể tận dụng những điều kiện trên là nhờ các chính sách tốt.
Việt Nam đã đạt được thành công của mình một cách khó khăn. Thứ nhất, Việt Nam đã chấp nhận tự do hóa thương mại. Thứ hai, Việt Nam còn làm tăng sự tự do đó bằng những cải cách trong nước thông qua bãi bỏ quy định và giảm chi phí kinh doanh. Cuối cùng, Việt Nam đã đầu tư mạnh vào vốn con người và vật chất, chủ yếu thông qua đầu tư công. Những bài học này-hội nhập toàn cầu, tự do hóa trong nước, và đầu tư vào con người và cơ sở hạ tầng – dù không mới nhưng cần nhắc lại trong bối cảnh chủ bảo hộ đang gia tăng và chống lại các xu hướng toàn cầu hóa.
Biểu thuế của Việt Nam qua các năm. Ảnh: BI |
Thứ nhất, chính sách thương mại đã được coi là chính sách quan trọng nhất đối với Việt Nam. Cùng với Singapore, Việt Nam là quốc gia Đông Á đi đầu trong việc là thành viên của các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Là nước đã ký kết 16 hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, ASEAN và đã ký kết các thỏa thuận song phương với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU và Liên minh Hải quan Á-Âu. Đầu năm nay, Việt Nam cũng đã cũng với 10 nước khác hồi sinh TPP.
Các hiệp định thương mại này giảm đáng kể thuế quan, cũng với đó là yêu cầu cải cách nền kinh tế và mở cửa đón đầu tư nước ngoài. Theo ước tính, hơn 10.000 công ty nước ngoài - bao gồm cả các công ty lớn trên thế giới như Samsung, Intel và LG - hoạt động tại Việt Nam hiện nay, chủ yếu tập trung vào sản xuất theo hướng xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động.
Thứ hai, Việt Nam đã tận dụng lợi thế nhân khẩu học thông qua việc đầu tư hiệu quả vào con người. Các nỗ lực của Việt Nam nhằm thúc đẩy tiếp cận giáo dục tiểu học và đảm bảo chất lượng thông qua các tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu đã được đền đáp xứng đáng. Trong Chương trình Đánh giá Sinh viên Quốc tế mới đây của OECD vào năm 2015, Việt Nam đứng thứ 8 trong tổng số 72 nước tham gia, đứng trên các nước OECD như Đức và Hà Lan.
Thứ ba, tập trung không ngừng vào cải thiện khả năng cạnh tranh và sự dễ dàng kinh doanh. Việt Nam đã đạt được bước tiến trong việc cải thiện môi trường đầu tư, bằng chứng là Việt Nam đã tăng hạng trong chỉ số cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (tăng 5 điểm lên thứ 55 trên thế giới) và trong bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới năm 2018 về sự dễ dàng trong kinh doanh (thứ 68 trên thế giới, tăng 31 bậc kể từ năm 2014). Việt Nam cũng giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp xuống còn 20% từ 32% năm 2003.
Cuối cùng, Việt Nam đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong ngành điện và kết nối. Nhờ đầu tư công cao, việc sản xuất điện, truyền tải, và công suất truyền tải đã được mở rộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Để bắt kịp với thương mại container ngày càng tăng nhanh, Việt Nam cũng phát triển cơ sở hạ tầng kết nối, bao gồm cảng biển và cảng biển.
Không tự mãn trước những thành quả đạt được, Việt Nam quyết tâm giải quyết những thách thức còn lại. Nhìn chung, khu vực sản xuất của Việt Nam vẫn còn tương đối nhỏ. Phần lớn sức mạnh của lĩnh vực này đến từ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chiếm gần 90% sản lượng xuất khẩu. Nhiều công việc mới được tạo hầu như không đòi hỏi tay nghề cao. Mối liên kết giữa FDI và các doanh nghiệp trong nước còn yếu. Hơn nữa, khi tiền lương chắc chắn tăng lên, lợi thế so sánh hiện tại của Việt Nam trong các ngành công nghiệp cần ít kỹ năng, thâm dụng lao động sẽ bắt đầu biến mất, một xu hướng có thể gia tăng bởi các công nghệ tiết kiệm sức lao động và tự động hóa.
Việc Việt Nam tiệm cận với hàng ngũ các trung tâm sản xuất toàn cầu đã không chỉ đưa ra các bài học về tiềm năng tăng trưởng nhờ sản xuất dẫn đầu mà cũng là một lời cảnh báo về những hạn chế vốn có của quốc gia này.
*Bài viết thể hiện quan điểm của một nhóm các chuyên gia thuộc viện Brookings
Nguồn Brookings