Chủ Nhật | 05/10/2014 09:40

Thái Lan trở thành nước xuất khẩu đứng đầu, không chỉ nhờ thương mại tự do

Dường như mọi người đều cho rằng Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhờ chính sách thương mại tự do. Không hẳn như vậy.
Dưới đây là phân tích của Tiến sĩ Adam John tại Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực và Nông nghiệp tại Đại học Universiti Putra Malaysia tại Kuala Lumpur, Malayasia.

Một suy nghĩ tồn tại đến tận cuối thế kỷ 20, trước khi chính phủ của cựu Thủ tướng Thaksin lên nắm quyền, rằng là Thái Lan là một trụ cột thương mại tự do trong thị trường lúa gạo quốc tế và rằng điều này giải thích sự thống trị của Thái Lan như nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới kể từ Thế chiến thứ 2. Điều này hoàn toàn không đúng.

Sự thật là Thái Lan đã trải qua một thời gian dài theo đuổi chính sách thương mại tự do nhưng điều này diễn ra trước khi Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Thực tế, Thái Lan chỉ trở thành nước xuất gạo số 1 thế giới ngay khi từ bỏ các chính sách thương mại tự do.

Chính sách thương mại của Thái Lan xuất hiện hơn 150 trước, năm 1855 khi Nhà vua Thái Lan không có lựa chọn ngoài việc chấp nhận ký Hiệp ước Bowring với Đế quốc Anh nếu muốn tránh được số phận của thuộc địa.

Hiệp ước buộc Thái Lan mở cửa hoạt động thương mại với người Anh và áp trần thuế 3% đối với mọi mặt hàng có thể xuất khẩu của Thái Lan, kể cả gạo. Hiệp ước này kéo dài hơn 70 năm và 2 thập kỷ sau khi Hiệp ước này kết thúc Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo số 1 thế giới.

Việc Thái Lan vươn lên vị trí hàng đầu được cho là nhờ hoàn cảnh bên ngoài hơn là nội lực hoặc chính sách thương mại.

Myanmar (Burma), vốn là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, đã chịu thiệt hại nặng nề về cơ sở hạ tầng do sự chiếm đóng của Nhật Bản trong Thế chiến thứ 2, từ năm 1942 đến 1945, và không còn đủ lực để đáp ứng nhu cầu gạo ngày một tăng trên thị trường quốc tế.

Mặc khác, cơ sở hạ tầng của Thái Lan gần như còn nguyên vẹn. Hơn nữa, do sự phục tùng Nhật Bản trong Chiến tranh, nên Thái Lan phải đền bù thiệt hại ở dạng các lô hàng gạo, do vậy, chính phủ Thái Lan phải tiến hành can thiệp vào ngành lúa gạo nhằm phân phối nguồn cung gạo.

Khi việc đền bù thiệt hại chấm dứt vào năm 1949, chính phủ Thái Lan đã lựa chọn rút lui khỏi hoạt động can thiệp vào lĩnh vực lúa gạo. Thay vào đó, chính phủ nhìn thấy cơ hội nguồn thu lớn từ việc đánh thuế xuất khẩu gạo – giúp duy trì được giá gạo nội địa thấp hơn giá gạo trên thị trường quốc tế. Chính phủ Thái Lan có thể thực hiện việc này bằng cách yêu cầu các nhà xuất khẩu gạo nộp đơn xin cấp phép xuất khẩu và chính phủ thu phí.

Do nhu cầu gạo trên thị trường quốc tế liên tục tăng, chính phủ Thái Lan có thể áp mức phí đáng kể đối với giấy phép xuất khẩu. Vào thời kỳ cao điểm năm 1953, nguồn thu của chính phủ từ xuất khẩu gạo chiếm đến 32% tổng doanh thu.

Thay vì điều chỉnh mức phí hoặc tiền phải trả của các nhà xuất khẩu gạo khi xin giấy phép xuất khẩu, chính phủ Thái Lan áp dụng hạn chế định lượng đối với xuất khẩu gạo nhằm kiểm soát giá gạo nội địa. Ngay khi giá gạo nội địa lên đến mức được coi là quá cao, chính phủ sẽ tạm ngừng cấp phép xuất khẩu. Hoạt động này diễn ra liên tục trong những năm 1950, 1960 và 1970 khi Thái Lan thống trị thị trường gạo quốc tế.

Sau đó, mức phí giấy phép xuất khẩu giảm dần và cuối cùng được bãi bỏ vào năm 1986, nhưng nguyên nhân là do nguồn thu của chính phủ từ xuất khẩu gạo giảm tầm quan trọng so với các nguồn thu khác chứ không phải quyết định rằng cần phải có chính sách thương mại tự do để duy trì vị trí thống trị trên thị trường thế giới.

Đầu những năm 1980, chính sách của chính phủ hướng đến hỗ trợ nông dân thay vì người tiêu dùng vì giá gạo giảm mạnh. Việc này diễn r khi chương trình trợ giá lúa gạo lần đầu tiên được áp dụng.

Sự thật là nông dân chỉ bắt đầu nhận được mức giá cao hơn giá thị trường thông qua chương trình trợ giá lúa gạo khi chính phủ của cựu Thủ tướng Thaksin lên nắm quyền và tiếp tục dưới thời cựu Thủ tướng Yingluck.

Cuối cùng, sự chênh lệch lớn giữa giá gạo trong chương trình trợ giá và giá gạo thị trường đã dẫn đến sự can thiệp về giá ảnh hưởng đến giá quốc tế cũng như sự mất cân bằng tài chính của chương trình.

Tuy nhiên, các chuyên gia Thái Lan có nhiều thông tin nhất về chương trình trợ giá cũng không coi cơ chế can thiệp giá của chương trình trợ giá là có vấn đề nhưng nguồn ngân sách cho chương trình này hiện vẫn chưa rõ ràng.

So với các nước khác, Thái Lan có thể có chính sách thương mại tự do hơn đối với ngành lúa gạo. Ví dụ, nước này đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu gạo không giống các nước xuất khẩu khác. Tuy nhiên, những chính sách của Thái Lan kể từ khi bắt đầu thống trị thị trường gạo thế giới khác xa với quy định về chính sách thương mại tự do.

Nguồn Theo DVO/Oryza


Sự kiện