Thứ Ba | 08/04/2014 15:16

“Tên khổng lồ” trong ngành sản xuất xi măng thế giới sắp xuất hiện

Holcim và Lafarge SA đã đồng ý sáp nhập để thiết lập công ty sản xuất xi măng lớn nhất thế giới với doanh số bán hàng năm hơn 40 tỷ USD.

Thỏa thuận hoán đổi cổ phiếu sẽ tạo nên cái tên LafargeHolcim với khối tài sảnhơn 1,4 tỷ euro (tương đương với 1,9 tỷ USD).

Thỏa thuận sẽ cho phép hai nhàsản xuất xi măng kết hợp hoạt động sau khisuy thoái kinh tế toàn cầu làm giảm nhu cầu về vật liệu xây dựng và khiến mộtsố lò nung của ngành công nghiệp bị lỗ nặng.

Để cải thiện lợi nhuận của các nhà máy cũng như giảm mức tiêu thụ nănglượng, tháng 8/2013, Holcim đã đồng ý hoán đổi tài sản tại Đức và Cộng hòa Sécvới công ty sản xuất xi măng lớn nhất ở châu Mỹ là Cemex SAB. Việc mua lại nhàmáy Cemex của Holcim đang bị Liên minh châu Âu điều tra do lo ngại rằng, thỏathuận này sẽ làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường.

Một loạt các cuộc sáp nhập trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu - như việcmua lại công ty Orascom của Lafarge năm 2008, thỏa thuận giữa Holcim vàAggregate Industries năm 2005 – đã đưa cả hai công ty lên tầm cỡ thế giới.

Wolfgang Reitzle, người được dự kiến trở thành chủ tịch của Holcim, sẽ giữ vịtrí chủ tịch trong công ty mới. Hội đồng quản trị của hai công ty đều thống quathỏa thuận này.

Giới phân tích và luật sư cho biết, giao dịch này có thể sẽ phải đối mặt vớisự giám sát của các cơ quan quản lý tại các thị trường trên toàn thế giới, đặcbiệt là cơ quan quản lý chống độc quyền. Holcim và Lafarge có thể phải bán cácđơn vị đang hoạt động chồng chéo để nhận được sự phê duyệt từ Liên minh châuÂu, Mỹ, Nga và Trung Quốc.

Các ngân hàng có thể “hưởng sái” 100 triệu USD từ vụ sáp nhập Lafarge-Holcim

Jeffrey Nassof, Phó chủ tịch của Freeman, cho biết, trong vụ sáp nhập 25 tỷUSD giữa Lafarge và Holcim, chi phí cố vấn cho mỗi bên thường vào khoảng 0,1% đến0,2% giá trị của thỏa thuận. Thỏa thuận thành công có nghĩa là các ngân hàngđầu tư có thể chia nhau 100 triệu USD “tiền công” không bao gồm bất kỳ khoảnthu từ việc hỗ trợ tài chính hay bán tài sản để đáp ứng điều khoản chống độcquyền.

Theo đó, ngân hàng Goldman Sachs là cố vấn cho Holcim còn ngân hàng Rothschildvà công ty Zaoui & Co. điều hành bởi Michael và Yoel Zaoui – cựu giám đốcbộ phận Mua lại và sáp nhập (M&A) tại Morgan Stanley và Goldman Sachs - là cốvấn cho Lafarge.

Chuyến “công du” sáp nhập Lafarge-Holcim tại 5 thành phố lớn

Các giám đốc điều hành và cố vấn hỗ trợ cho vụ sáp nhập Lafarge-Holcim đãphải dành 6 tháng đi “công du” khắp châu Âu để nhận được sự chấp thuận của 3 tỷphú đóng vai trò quan trọng trọng vụ thỏa thuận này.

Ba tỷ phú này là tỷ phú người Ai Cập Nassef Sawiris giữ 15% cổ phần củaLafarge, Albert Frere của Bỉ sở hữu 21% cổ phần của Holcim và ThomasSchmidheiny của Thụy Điển nắm giữ 20 % cổ phần của Holcim.

Ngoài ra, theo Bloomberg, còn có tỷ phú người Nga Filaret Galchev cũng là cổđông của 1 trong hai công ty này.

Các cuộc đàm phán bắt đầu từ tháng 10/2013, diễn ra tại 5 thành phố lớn ởchâu Âu là London, Paris,Zurich. Brussels và Strasbourg.Đây là lý do thỏa thuận được đặt tên là Project Cities (Dự án các thành phố).

Holcim và Lafarge vốn là 2 công ty sản xuất xi măng lớn nhấtthế giới, đặc biệt là ở châu Âu. Đối với các chính phủ, vụ sáp nhập Holcim -Lafargesẽ nhấn mạnh những lợi ích của việc thiết lập lên một “nhà vô dịch châu Âu” cókhả năng cạnh tranh trên toàn cầu. Đồng thời, hai bên công ty cam kết sẽ khôngcắt giảm lao động.

Tháng 4, giá trị thị trường của Lafarge tăng 8,9% lên 18,4 tỷ euro tại Paristrong khi đó giá trị thị trường của Holcim tăng 6,9% lên 29,4 tỷ USD tại Zurichsau khi hai bên khẳng định đàm phán thỏa thuận.

Nguồn Gafin/ Tổng hợp Bloomberg


Sự kiện