TCTD có thể phải gia tăng trích lập dự phòng rủi ro
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ yêu cầu các ngân hàng thương mại gia tăng thêm mức trích lập dự phòng ở nhiều lĩnh vực khác ngoài tín dụng thuần túy.
Theo các quy định phân loại nợ trước đây của NHNN, nhiều tài sản có trong hoạt động ngân hàng chưa quy định về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Trước đây chỉ áp dụng với cho vay, ứng trước, thấu chi, cho thuê tài chính, chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác, bao thanh toán.
Dự thảo lần này của NHNN bổ sung thêm 2 tài sản có:
, các khoản mua và ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM).
, cho vay tiền gửi tại các TCTD trong nước và ngoài nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, trừ tiền gửi thanh toán.
Theo một chuyên gia ngân hàng, việc mua ủy thác trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM có phát sinh rủi, về bản chất là một hình thức cấp tín dụng. Do đó, việc mua ủy thác này phải được dự phòng như khoản cho vay để đảm bảo đánh giá phân loại đúng bản chất hoạt động.
Tương tự, đối với khoản tiền gửi tại TCTD khác cũng đều có rủi ro tín dụng nên cũng phải được phân loại và trích lập dự phòng.
Ngoài ra, dự thảo cũng quy định các nguyên tắc phân loại nợ.
Theo dự thảo, tất cả dư nợ đối với một khách hàng phải được phân loại vào cùng nhóm cao nhất mà khoản nợ của khách hàng đó được phân loại.
Những khoản nợ đã bán nhưng chưa thu được tiền, mua lại nợ đều phải thực hiện phân loại.
Những khoản ủy thác đầu tư, ủy thác cấp tín dụng trong thời gian chưa giải ngân theo yêu cầu của bên ủy thác, hoặc hợp đồng ủy thác, phải được phân loại như đối với khoản cho vay.
Đặc biệt, những khoản mua, ủy thác mua trái phiếu của doanh nghiệp chưa đăng ký giao dịch hoặc chưa niêm yết đều phải coi là hình thức cấp tín dụng khác và phải phân loại như khoản cho vay.
Nguồn Sài gòn Đầu tư tài chính