Thứ Tư | 04/09/2013 07:44

TCT Công nghiệp Xi măng Việt Nam lấy đâu ra 1.200 tỷ đồng để "giải cứu" HT1?

HT1 có 3 khoản vay dài hạn với Vicem, tổng giá trị tới 1.261 tỷ đồng. Vicem là chủ nợ và là công ty mẹ của HT1, sở hữu 67,38%.
Ngày 27/8,Công ty Cổ phần Xi Măng Hà Tiên 1 (HT1) công bố thông tin ĐHCĐ bất thường đãthông qua phương án phát hành riêng lẻ 120 triệu cổ phần cho Vicem - Tổng công ty Công nghiệp ximăng Việt Nam với mục đích cấn trừ công nợ giữa HT1 và công ty mẹ Vicem mà không thu tiền trựctiếp.

Giá "bán" cổ phiếu HT1 cho Vicem đượcđưa ra bằng mệnh giá, là một mức giá khá cao ngay cả khi so sánh với giá trị sổ sách củaHT1.

Tính ra, số công nợ được cấn trừ giữa hai bên lên tới 1.200 tỷ đồng - một con số khổng lồ khiếnkhông ít người hốt hoảng. 1.200 tỷ đồng, tuy không trực tiếp chi trả bằng tiền mặt, nhưng không thểphủ nhận đó là một nguồn lực lớn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, không ngoại trừ Vicem.

Giá "bán" cổ phiếu HT1 cho Vicem được đưa ra bằng mệnh giá, là một mức giá khá cao ngay cả khiso sánh với giá trị sổ sách của HT1, và đặc biệt cao nếu so với thị giá của HT1 trên sàn thời giangần đây (giao dịch xung quanh 5.000 đồng/cổ phiếu), hoặc so với luồng cổ tức tương đối bèo bọt màcác cổ đông HT1 đã nhận được thời gian qua.

Thực ra việc phát hành cổ phiếu để cấn trừ công nợ không quá mới mẻ. Đã có khá nhiều doanhnghiệp tiến hành, và không ít doanh nghiệp thành công trong công cuộc tái cơ cấu ngoạn mục, thôngthường với sự tham gia của các tổ chức xử lý nợ chuyên nghiệp như các ngân hàng, DATC... Có thể kểđến Bianfishco, Sadico Cần Thơ (SDG), Mía đường Kon Tum (KTS)... và gần đây nhất có Tân Tạo (ITA)với việc phát hành 115 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho các đối tác.

Phát hành cổ phiếu, HT1 được gì?

Như chúng tôi đã phân tích, việc phát hành thêm là cực kỳ cần thiết đối với HT1. Ngay cả trong
trường hợp không cấn trừ công nợ.

Với việc sử dụng đòn bẩy quá cao, hàng năm HT1 phải chi trả hàng trăm tỷ đồng chi phí tàichính, ăn mòn lợi nhuận hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến kết quả kinh doanh giảm sútmạnh
trong 4 năm trở lại đây.

Phát hành cổ phiếu cấn trừ công nợ, trước mắt HT1 sẽ cắt giảm một khối nợ khổng lồ, đồng nghĩavới việc giảm chi phí tài chính. Ngoài ra, một bảng cân đối với các chỉ số tài chính "đẹp" hơn cũnggiúp HT1 dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay/tài trợ khác để đầu tư vào sản xuất kinhdoanh.

May mắn thay, HT1 được thông qua phương án phát hành với giá bằng mệnh giá, tức là khá hời nếuđem so với thị giá của HT1. Với phương án này, HT1 cũng dễ dàng hơn trong việc được UBCKNN thôngqua.

Rõ ràng, Vicem đã giúp HT1 đồng thời giải quyết nhiều bài toán khó.

"Giúp người cũng là giúp mình"

Không đơn giản là "giúp" HT1, việc mua cổ phiếu cấn trừ công nợ với HT1 đồng thời là biện phápVicem tự cởi trói cho chính mình.

Trong hàng trăm tỷ đồng chi phí lãi vay HT1 phải trả hàng năm, chắc chắn Vicem được hưởng mộtkhoản không nhỏ.

Theo báo cáo bán niên 2013 có soát xét, HT1 hiện có 3 khoản
vay dài hạn đối với Vicem với tổng giá trị lên tới 1.261 tỷ đồng. Vicem là chủ nợ, đồng thời làcông ty mẹ của HT1 với tỷ lệ sở hữu 67,38%.

Các khoản vay nói trên có thời gian đáo hạn lần lượt là năm 2015 (1.104 tỷ đồng) và 2020 (85tỷ đồng). Như vậy, chỉ trong hơn 2 năm nữa, theo quy định, HT1 buộc phải trả nợ cho Vicem. Trongkhi tình hình hoạt động kinh doanh của HT1 tương đối u ám: lợi nhuận 4 năm trở lại đây sụt giảmmạnh, đặc biệt còn lỗ năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013, HT1 lãi ròng vỏn vẹn 1,7 tỷ đồng. Khả năngthanh toán của HT1 chưa thể nói trước.

Chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu như vậy còn giúp Vicem tránh một khoản nợ phải thu khó đòi.Theo quy định, sẽ phải trích lập dự phòng hàng năm, cũng hẳn không phải là ít. Dù gì, với việc choHT1 vay, hàng năm Vicem đã thu được những khoản lãi suất không nhỏ, giờ đã đến lúc không còn, việctất toán nợ là điều có thể tính đến.

Mua cổ phiếu phát hành thêm, tăng tỷ lệ sở hữu tại HT1, thực tế có mang lại những lợi ích nàođáng kể cho Vicem hay không, đó lại là một câu chuyện khác.

--------


Minh Thư

Theo Trí Thức Trẻ

Nguồn CafeF


Sự kiện