Trong khi Grab và Gojek đã tăng giá thì hãng Be vẫn chưa có động tĩnh gì tính đến thời điểm hiện tại. Ảnh: giaothong
Taxi công nghệ đến thời cạnh tranh sòng phẳng với truyền thống
Sau Grab, Gojek cũng tăng giá
Sau thời gian Grab tăng giá, từ ngày 12.12 Gojek cũng vừa tăng cước dịch vụ xe ôm công nghệ, giao đồ ăn, giao hàng tại Hà Nội và TP.HCM.
Tại Hà Nội, cước phí 2 km đầu tiên dịch vụ xe ôm (GoRide) tăng 1.000 đồng, lên 13.000 đồng. Giá cước sẽ tăng từ 4.000 - 4.400 đồng cho mỗi km (sau 2 km đầu tiên). Các mức tăng này tương đương với tỉ lệ hơn 8,3-10%.
Tương tự, tại TP.HCM, Gojek cũng tăng cước 2 km của GoRide từ 10.000-11.000 đồng. Mỗi km tiếp theo (sau 2 km đầu tiên) tăng giá từ 3.600-4.000 đồng/km.
Gojek cũng vừa tăng cước dịch vụ xe ôm công nghệ, giao đồ ăn, giao hàng tại Hà Nội và TP.HCM. Ảnh: Forbes. |
Còn giá cước dịch vụ giao hàng GoSend và giao đồ ăn GoFood tại Hà Nội, TP.HCM đều tăng như nhau. Với GoSend, giá cước từ 4.000 đồng tăng lên 5.000 đồng/km (sau 2 km đầu tiên). Với dịch vụ GoFood, thay vì giá cước 14.000 đồng/5 km đầu tiên, Gojek tăng lên thành 15.000 đồng/3 km đầu tiên. Giá mỗi km sau đó tăng từ 4.000-5.000 đồng.
Ngoài ra, Gojek còn thu phụ phí ban đêm 10.000 đồng đối với dịch vụ GoRide từ 22 giờ hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau, phụ phí này sẽ khấu trừ 20% phí dịch vụ. Dịch vụ GoFood thu phí gửi xe 5.000 đồng/đơn hàng (áp dụng cho những đơn hàng trong trung tâm thương mại và không khấu trừ thuế 20% phí dịch vụ) và sẽ thu phụ phí ban đêm từ 23 giờ hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau với giá 10.000 đồng/đơn hàng.
Tỉ lệ khấu trừ dành cho đối tác tài xế trên toàn bộ tổng doanh thu từ chuyến xe sẽ được điều chỉnh tương ứng sau khi tăng giá cước, bao gồm thuế giá trị gia tăng và mức phí dịch vụ 20% không đổi.
Để hỗ trợ đối tác tài xế tốt hơn, Gojek áp dụng một chương trình thưởng, theo đó mỗi đơn hàng GoFood sẽ được hoàn tiền 2% trên tổng doanh thu từ chuyến xe sau khi trừ phí nền tảng. Riêng các đối tác tài xế ở Hà Nội sẽ được hoàn tiền thêm 1% với mỗi đơn hàng GoRide.
Theo điều chỉnh của Gojek, sau khi tăng giá, tỉ lệ khấu trừ trên mỗi chuyến xe của tài xế là hơn 27,2%. Con số này tương đương với mức Grab đang áp dụng. Ảnh: tintuc. |
Gojek cho biết, tỉ lệ khấu trừ dành cho tài xế trên toàn bộ doanh thu từ chuyến xe sẽ được điều chỉnh tương ứng, bao gồm thuế VAT (thay đổi) và mức phí dịch vụ 20% (không đổi). Tuy nhiên, thu nhập thực nhận của tài xế Gojek không đổi sau khi hãng này áp dụng mức giá mới (do Gojek tăng giá mạnh).
Theo điều chỉnh của Gojek, sau khi tăng giá, tỉ lệ khấu trừ trên mỗi chuyến xe của tài xế là hơn 27,2%. Con số này tương đương với mức Grab đang áp dụng.
Theo đại diện Gojek, "Chúng tôi sẽ tiếp tục thường xuyên rà soát lại cơ cấu tính cước và đưa ra sự điều chỉnh phù hợp để đảm bảo giá cước mang tính cạnh tranh và phù hợp với chiến lược phát triển bền vững tại thị trường Việt Nam".
Không còn taxi công nghệ giá rẻ?
Các chuyên gia kinh tế nhận định, chiếu theo đúng quy định của Nghị định 10 do Chính phủ ban hành có hiệu lực từ ngày 1.4 thay thế Nghị định 86/2014 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, Grab là doanh nghiệp vận tải, phải chịu 10% thuế VAT, đồng nghĩa với việc trở về đúng mô hình kinh doanh của taxi truyền thống, sẽ không còn lợi thế để giảm chi phí, giảm giá thành như trước đây.
Khi đó, các doanh nghiệp như Grab sẽ phải phình bộ máy, tăng chi phí thuê mặt bằng, chi phí quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng xe, chi phí lương thưởng, chế độ đãi ngộ cho nhân viên... Tất cả chi phí sẽ được doanh nghiệp áp vào giá thành.
Trong khi Grab và Gojek đã tăng giá thì hãng Be vẫn chưa có động tĩnh gì tính đến thời điểm hiện tại. Ảnh: vietnambiz. |
Một tuần qua, câu chuyện tranh cãi về mức chiết khấu của tài xế hãng gọi xe công nghệ Grab nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận. Trong khi Tổng cục Thuế khẳng định Nghị định 126/2020 không có thay đổi về chính sách thuế VAT, nghĩa vụ khai thuế VAT đối với hoạt động hợp tác kinh doanh là do doanh nghiệp thực hiện. Grab tăng thuế khiến các tài xế phản ứng mạnh.
Tổng cục Thuế và Grab với tài xế, việc ai chịu thuế VAT, ai hưởng lợi, tài xế có giảm thu nhập hay không với cách tính thuế mới, vẫn chưa ngã ngũ. Song thực tế người tiêu dùng đang là đối tượng bị tác động đầu tiên.
Trong mấy năm qua, sự xuất hiện của các ứng dụng gọi xe công nghệ đã khiến cho ngành vận tải Việt Nam thay đổi từ việc minh bạch thông tin. Quan trọng nhất là giá cước đặt xe qua các ứng dụng công nghệ thấp hơn nhiều so với taxi truyền thống do kết nối tài xế và hành khách có nhu cầu thông qua ứng dụng, các doanh nghiệp này không phải chịu nhiều chi phí như mô hình của taxi truyền thống. Phần chi phí tiết kiệm này được giảm trực tiếp vào giá thành, khiến người tiêu dùng có được mức giá tốt.
Trong khi Grab và Gojek đã tăng giá thì hãng Be vẫn chưa có động tĩnh gì tính đến thời điểm hiện tại.
Có thể bạn quan tâm: